Cây Trôm Trên Đất Hàm Thạnh

Nếu như ở các xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân của huyện Tuy Phong, cây trôm đã và đang trở thành cây trồng lợi thế, thì tại huyện Hàm Thuận Nam, loại cây này cũng đang từng bước nhân rộng...
Hàm Thạnh vốn là vùng đất thừa nắng, thiếu mưa. Nhưng là thế mạnh để phát triển cây thanh long. Những năm gần đây, một số nông dân trong xã đã mạnh dạn mở rộng thêm loại cây trồng mới, đó chính là cây trôm. Ở đây, chúng tôi muốn nhắc đến mô hình 5 ha cây trôm của gia đình anh Nguyễn Văn Thanh và chị Phan Thị Dung (thôn Dân Cường, xã Hàm Thạnh).
Có dịp ghé thăm trang trại của gia đình anh chị, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn sắc xanh của cây trôm đang vào mùa thu hoạch mủ. Như vậy, có thể khẳng định ngoài vùng đất Tuy Phong, cây trôm đã có mặt tại vùng đất Hàm Thạnh, không kém phần xanh tốt. Anh Thanh - chủ nhà chở chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại. Anh cho biết, cây trôm được gia đình trồng từ năm 2006 đến nay.
Xuất phát từ việc tìm tòi đọc báo, xem truyền hình, nên anh nắm bắt được cây trôm rất phù hợp với vùng đất trống đồi trọc, phát triển nhanh và chịu hạn tốt. Do đó, anh mạnh dạn ra tận vùng đất Ninh Thuận tìm hiểu thêm về kỹ thuật và mua giống về trồng. Với giá cây giống thời điểm đó khoảng 4.000 đồng/ cây, gia đình anh tiến hành trồng với tỷ lệ 825 cây/ha. Sau 2 năm trồng, cây phát triển xanh tốt và bắt đầu cho thu hoạch.
Đặc biệt, trôm từ 3 - 4 năm cho năng suất từ 0,5 kg mủ/cây/năm. Anh Thanh nhẩm tính, sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng/năm nhờ phát triển cây trôm. Hiện nay, ngoài 5 ha cây trôm của gia đình anh, một số hộ dân khác tại địa phương đã bắt đầu trồng và nhân rộng diện tích loại cây này.
Vợ chồng chủ trang trại còn chia sẻ với chúng tôi rằng, theo kinh nghiệm và tìm hiểu của bản thân, cây trôm có rất nhiều dòng, gồm trắng, vàng, đỏ, da xanh... Trong đó, cây trôm đỏ và trôm da xanh chứa nhiều mủ hơn, nên được gia đình lựa chọn làm giống...
Mặt khác, trong mủ trôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc… Chính vì lẽ đó, hiện mủ trôm rất được ưa chuộng trên thị trường. Ngoài giá trị lấy mủ, trôm còn là loại cây thân gỗ to, có thể dùng làm bao bì, bột giấy, ván sợi gỗ. Nếu phát triển, còn góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc...
Riêng về thị trường tiêu thụ, gia đình anh chị đang liên kết bao tiêu sản phẩm với Nhà máy mủ trôm Dương Thảo (tỉnh Ninh Thuận), với giá bán bình quân từ 150 - 200 ngàn đồng/kg mủ (khô). Qua đó, cung cấp nguyên liệu để làm nước giải khát, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ...
Ngoài Tuy Phong, việc phát triển cây trôm trên vùng đất Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam và một số địa phương khác trong tỉnh đang có xu hướng mở rộng quy mô, diện tích trồng. Tuy nhiên, hiện phong trào trồng trôm của người dân chủ yếu là tự phát. Do đó, nếu được quan tâm nghiên cứu, đầu tư đúng mức thì cây trôm sẽ là cây trồng rất triển vọng của tỉnh, có giá trị kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm 2014, anh Đinh Văn Nhung (49 tuổi), ngụ ấp 3, xã Nha Bích (Chơn Thành) đầu tư 50 triệu đồng xây 2 bể, mua hơn 400 con ba ba trắng nuôi thí điểm trên diện tích 72m2. Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc, nguồn nước không được đảm bảo nên ba ba hay bị bệnh, kém phát triển.

Tại các tỉnh ven biển khu vực Nam Bộ, từ nhiều năm nay nghề nuôi tôm thường mang lại nhuận cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp khiến cho rủi ro đối với người nuôi tôm cũng rất cao.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng trong vài năm gần đây đã được nhiều địa phương trong cả nước áp dụng với nhiều hình thức khác nhau và cho kết quả rất khả quan, trong đó phải kể đến chú Bảy Tạo, ở ấp Long Bình, xã Kiến An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Tỷ lệ góp vốn tính theo cổ phần (mỗi cổ phần trị giá 1 triệu đồng), xã đã huy động 220 cổ phần (220 triệu đồng) để mua 10 con bò cọp giao cho 5 hộ nuôi. Sau khi bán bò, lợi nhuận sẽ được chia cho nông dân 60%, còn lại 40% góp vào vốn để tiếp tục giúp đỡ các gia đình khác.

Về xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) những ngày giáp Tết, người xe nườm nượp ra vào, những chiếc xe ô tô sang trọng về làng chở theo những chú gà Đông Tảo thô kệch, đôi chân to xù xì. Có lẽ ít giống gà nào lại được khách hàng đi xe ô tô sang săn đón vào dịp Tết nhiều như gà Đông Tảo…