Cây Thanh Long Bước Đầu Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dù mới "bén rễ" ở vùng đất Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) được một thời gian ngắn, song cây thanh long đã thích hợp và đang phát triển trên vùng mới, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Cuối năm 2012, anh Hà Lê Minh Hùng, thôn Nhị Hà 2 đầu tư trồng 1.500 cây thanh long trên diện tích 1,5 ha. Qua thời gian, anh Hùng thấy cây thanh long thích hợp với vùng đất địa phương, cây phát triển tốt, cho trái sai, năng suất cao. Trung bình mỗi trái có trọng lượng từ 0,6-0,8 kg.
Trái có màu đỏ tươi, vị ngọt thanh và thơm. Sau hơn một năm canh tác, cây thanh long cho trái bói vụ đầu trên 3 tấn, với giá 18.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình anh lãi 25 triệu đồng.
Anh Hùng cho biết: Nếu so với những vùng trồng cây thanh long chất lượng và trọng lượng trái thanh long ở Nhị Hà không thua kém các nơi khác. Theo sự phát triển của cây, đến năm thứ 2, thanh long sẽ cho trái gấp đôi năm thứ nhất. So với loại cây trồng khác, thanh long cho thu nhập cao hơn và đỡ tốn công chăm sóc. Thời gian tới anh sẽ trồng thêm 1 ha thanh long nữa.
Ngoài anh Hùng, hiện nay ở thôn Nhị Hà 2 còn có 5 hộ khác cũng đang phát triển trồng cây thanh long với diện tích gần 8 ha, bước đầu đã mang lại hiệu quả như: hộ ông Võ Minh Quân, Lê Quyết Chiến… vụ thu hoạch đầu cũng có lãi 10 -15 triệu đồng/ha.
Ông Lê Văn Thông, Bí thư Đảng ủy xã Nhị Hà cho biết: Tuy chưa có đánh giá chính thức về mô hình trồng thử nghiệm cây thanh long, nhưng bước đầu đã cho thấy điều kiện thổ nhưỡng ở Nhị Hà cũng rất phù hợp với loại cây trồng này và đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân. Địa phương sẽ khuyến khích bà con nhân rộng trồng cây thanh long; giúp bà con tiếp cận được nguồn vốn vay, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển cây thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Văn phòng Chính phủ (VPCP) vừa có Công văn số 8845/VPCP-TH gửi Văn phòng T.Ư Đảng trả lời 4 kiến nghị của Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tại Hội nghị giao ban của Thường trực Ban Bí thư ngày 1.10.2015.

Năm 2015 được Hải Phòng xác định là năm tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông nông thôn với mục tiêu “đẹp từ nhà ra đồng”.

"Ông thần" chế tạo máy là biệt danh người dân thôn Thượng Trạch, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đặt cho anh Bùi Văn Phụng (47 tuổi).

Từ ngày 31.12.2016, tất cả các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam.

Đồng Nai là vùng chăn nuôi gà lớn nhất nước nhưng thời gian gần đây, giá bán liên tục giảm, cùng với sự “đổ bộ” của thịt gà ngoại giá rẻ khiến nhiều hộ chăn nuôi phải treo chuồng.