Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo

Tiền Giang đang phát triển gần 3.000 ha trồng cây sapô, mỗi ha cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, sapô là một trong số cây ăn quả có giá trị cao ở tỉnh Tiền Giang. Giá của sapô dao động từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi ha trồng sapô cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Diện tích cây sapô của tỉnh Tiền Giang phát triển gần 3.000 ha, tập trung ở các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Gần đây, nhà vườn tỉnh Tiền Giang chú trọng phát triển vườn cây sapô năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như sapô Mặc Bắc, Mexico... Mỗi năm cây sapô ở địa phương cung cấp cho thị trường trên 52.000 tấn trái, giúp cho hàng ngàn hộ dân thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/cay-sapo-giup-hang-ngan-ho-dan-thoat-ngheo-561330/
Có thể bạn quan tâm

Qua 2 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đối với ngành hàng cây ăn trái, Bộ NN&PTNT đã xác định được 5 giống cây trồng chủ lực gồm: xoài, sầu riêng, chôm chôm, nhãn và thanh long sản xuất rải vụ sẽ đạt giá trị kinh tế cao.

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2014, cơ cấu cây trồng vụ đông có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sử dụng các loại cây trồng có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.

Ngày 18.8, Hội Nông dân (ND) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) tổ chức Hội thi “Nhà nông đua tài” 2015.

Không chỉ là cán bộ Hội Nông dân (ND) năng động, nhiệt tình, anh Tôn Kế Toại còn là chủ trang trại chăn nuôi bề thế cho doanh thu mỗi năm hơn 1 tỷ đồng. Nhiều người khen anh còn trẻ mà làm tròn được cả “2 vai”- cán bộ năng động và ND giỏi.

Dù mới được đưa vào trồng vụ đầu tiên nhưng các giống bắp (ngô) chuyển gen (BĐG) đã thể hiện nhiều kết quả khả quan, được nông dân và cán bộ ngành nông nghiệp 2 tỉnh An Giang, Đồng Tháp đánh giá cao.