Cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao

Ông Lê Anh Quang - cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Sơn Bình cho biết, mấy năm gần đây, một số nông dân đã đưa cây quýt đường vào trồng thử nghiệm tại địa phương.
Đây là loại cây cho năng suất cao, sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, giá thành khá cao và ổn định.
Vì vậy hiện nay, nhiều hộ đã tìm mua giống quýt này về trồng xen với các loại cây ăn trái khác, thậm chí có hộ còn bỏ cà phê, cải tạo lại vườn tạp để trồng quýt.
Chúng tôi đến vườn quýt của gia đình ông Nguyễn Ngọc Ánh (thôn Liên Hòa) - người tiên phong đưa cây quýt về Sơn Bình. Ô
ng Ánh cho biết, năm 2012, ông bắt đầu mua giống cây quýt đường về trồng xen với cây sầu riêng trên diện tích hơn 2ha. Năm 2014, vườn quýt đã cho thu hoạch vụ đầu tiên với sản lượng hơn 20 tấn.
Với giá bán 20.000 đồng/kg, gia đình ông thu hơn 400 triệu đồng. Hiện nay, vườn quýt của gia đình ông Ánh đang cho thu hoạch vụ thứ hai, dự kiến sản lượng sẽ tăng hơn so với vụ đầu. Gia đình ông Nguyễn Mậu Thạch (thôn Liên Hòa) cũng đầu tư trồng quýt đường.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Thạch cho biết: “Gia đình tôi chủ yếu trồng sầu riêng. Năm 2012, tôi tình cờ biết được cây quýt đường có hiệu quả nên đã mua 70 cây về trồng thử nghiệm trên 3 sào đất trồng sầu riêng. Không ngờ trồng chơi mà ăn thật, sau 28 tháng, quýt đã cho thu hoạch lứa đầu hơn 1 tấn, bán được hơn 20 triệu đồng. Hiện nay, tôi đang tiếp tục mua thêm giống về trồng xen với diện tích sầu riêng còn lại. Năm nay, dự kiến vườn quýt của gia đình sẽ tiếp tục cho thu hoạch vụ thứ hai với khoảng 1,3 tấn quả”...
Theo nhận định của chính quyền địa phương, cây quýt đường đang có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, hiệu quả hơn so với trồng cà phê. Nếu như năm 2012, cây quýt đường chỉ được một vài hộ trồng thử nghiệm với diện tích hơn 5ha thì đến nay, diện tích tại Sơn Bình đã tăng lên gấp đôi.
Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương vẫn rất băn khoăn. Ông Cao Liên - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình chia sẻ: “Cây quýt đường phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại địa phương, giá bán hiện cũng khá cao. Thế nhưng, điều chúng tôi lo lắng là liệu khi phát triển đại trà, giá bán có còn giữ ổn định ở mức cao như hiện nay? Đầu ra của sản phẩm này vẫn đang phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái...”.
Có lẽ, chính vì sự lo lắng ấy mà hiện nay, địa phương chưa có kế hoạch phát triển đại trà cây quýt đường, chỉ một số hộ kinh tế khá tiên phong trồng thử nghiệm. Trong tương lai, nếu loại cây này có đầu ra ổn định thì địa phương mới khuyến khích nông dân phát triển ở một số khu vực có điều kiện thích hợp.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, bà con nông dân trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa ở huyện Thới Bình như: Biển Bạch, Trí Phải, Trí Lực… trúng đậm vụ tôm càng xanh nuôi xen trên ruộng lúa trong mùa mưa. Năm nay, tinh thần chuẩn bị nuôi tôm càng xanh của bà con huyện Thới Bình càng khí thế hơn và nhiều địa phương khác ở Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời cũng hưởng ứng theo với lượng giống đã đăng ký mua tại Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau khá lớn, đặc biệt là giống tôm càng xanh toàn đực.

Trong hoạt động nuôi tôm nước lợ, con giống là yếu tố giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của một vụ tôm. Do đó, việc chọn tôm giống đúng quy cách phải được quan tâm hàng đầu để đảm bảo vụ tôm thắng lợi.

Nhiều năm qua, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã tận dụng lợi thế sông, suối, ao, hồ, ruộng để phát triển chăn nuôi thủy sản. Các loài cá được nuôi nhiều là cá dầm xanh, anh vũ, bỗng, chiên, cá chép ruộng...

Ngày 16/7, nguồn tin từ Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh vừa đồng ý cho DNTN Thủy sản Đắc Lộc thực hiện dự án Đầu tư mở rộng khu sản xuất giống thủy sản Xuân Hải (TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên).

6 tháng đầu năm 2015, do thời tiết nắng nóng kéo dài, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định) đạt thấp. Toàn huyện đã đưa vào nuôi các loại thủy sản trên diện tích 462 ha, đạt 78,3% kế hoạch cả năm, giảm gần 158 ha so với cùng kỳ năm trước.