Cây phật thủ trên đất Tây Ninh

Sau hơn 1 năm trồng, vườn cây phật thủ với 200 gốc trên phần diện tích 3.000m2 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu đã bắt đầu cho những trái đầu tiên.
Ông Sơn cho biết, trước đây chỉ nghe nói đến cây phật thủ có giá cao do nhu cầu tâm linh.
Tuy nhiên, theo nhiều người thì cây chỉ được trồng ở các tỉnh miền Bắc, còn khu vực miền Nam thì chưa nghe nói có người trồng.
Ông Sơn chăm sóc vườn cây phật thủ.
Trong một lần ra Hà Nội chơi, qua sự giới thiệu của người quen, ông Sơn đã đến Hà Tây tìm mua 4 cây giống phật thủ mang về Tây Ninh trồng thử nghiệm.
Không ngờ, 4 cây phật thủ này phát triển rất tốt và đã cho trái, khiến ông quyết định đầu tư trồng giống cây này.
Tháng 6.2014, ông Sơn ra miền Bắc 1 chuyến nữa và mua 200 cây giống phật thủ mang về trồng trên phần đất khoảng 0,3 ha của mình.
Sau hơn 1 năm trồng, hiện nay các cây phật thủ đã phát triển tốt, mỗi cây cho rất nhiều trái, ông Sơn đã thu hoạch một số trái bán cho các thương lái với giá trên 100 ngàn đồng/ trái nhưng vẫn không đủ cung cấp.
Ông Sơn cho biết, chi phí đầu tư cho vườn phật thủ sau 1 năm chăm sóc khoảng 45 triệu đồng, cây trồng được 1 năm sẽ cho trái.
Đặc điểm của cây phật thủ là cho trái quanh năm, cây càng lớn sẽ cho trái càng nhiều.
Bình quân mỗi cây sẽ cho 40-50 trái đối với cây 1 năm tuổi, và nếu chăm sóc tốt hơn, cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn.
Hiện giá bán trung bình 1 trái phật thủ là từ 120.000 - 150.000 đồng (tùy theo trái lớn, nhỏ).
Theo một số người, sở dĩ phật thủ có giá cao, đắt hàng và thu hút thị hiếu của người tiêu dùng dù không ăn được là vì quan niệm tâm linh.
Trái phật thủ được ví như bàn tay của đức Phật xòe ra che chở cho mọi người nên được nhiều người chuộng mua để chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên ở gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có 1.476 bè cá thả nuôi trên sông Tiền, tập trung ở khu vực cồn Thới Sơn và cồn Tân Long, thuộc thành phố Mỹ Tho và huyện Cai Lậy. Trong số này thì có đến 80% bè nuôi loại cá điêu hồng, còn lại là cá tra, cá phi.

Theo một tổng kết mới đây của Bộ Công Thương, diện tích trồng bông nước ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, nguyên liệu bông sản xuất trong nước hiện chỉ đáp ứng được 2% so với nhu cầu của toàn ngành dệt may.

Vĩnh Phúc là tỉnh có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho cây bưởi phát triển, trong đó huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường có lợi thế hơn cả, bởi nơi đây có quỹ đất lớn, chủ yếu là đất bãi, đất phù sa.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 1 ngàn hécta lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng, tăng hơn 500 hécta so với giữa tháng 5-2012. Diện tích lúa hè - thu bị nhiễm ốc bươu vàng tăng nhanh, đa số đang trong thời kỳ mạ, đẻ nhánh, là do thường xuyên có mưa lớn, ốc theo nguồn nước mưa lây lan ra các ruộng. Các huyện có diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng nhiều là: Xuân Lộc, Tân Phú và Trảng Bom.

Ba năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại thôn Đồng Danh, xã Đức Ninh (Hàm Yên). Trong thôn hiện có 20 hộ trồng, hộ trồng ít nhất 100 cây, hộ nhiều nhất 350 cây. Đây là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các loại cây trồng khác như sắn, ngô… ở những chân đất cao, thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới