Cây phật thủ trên đất Tây Ninh

Sau hơn 1 năm trồng, vườn cây phật thủ với 200 gốc trên phần diện tích 3.000m2 tại ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu đã bắt đầu cho những trái đầu tiên.
Ông Sơn cho biết, trước đây chỉ nghe nói đến cây phật thủ có giá cao do nhu cầu tâm linh.
Tuy nhiên, theo nhiều người thì cây chỉ được trồng ở các tỉnh miền Bắc, còn khu vực miền Nam thì chưa nghe nói có người trồng.
Ông Sơn chăm sóc vườn cây phật thủ.
Trong một lần ra Hà Nội chơi, qua sự giới thiệu của người quen, ông Sơn đã đến Hà Tây tìm mua 4 cây giống phật thủ mang về Tây Ninh trồng thử nghiệm.
Không ngờ, 4 cây phật thủ này phát triển rất tốt và đã cho trái, khiến ông quyết định đầu tư trồng giống cây này.
Tháng 6.2014, ông Sơn ra miền Bắc 1 chuyến nữa và mua 200 cây giống phật thủ mang về trồng trên phần đất khoảng 0,3 ha của mình.
Sau hơn 1 năm trồng, hiện nay các cây phật thủ đã phát triển tốt, mỗi cây cho rất nhiều trái, ông Sơn đã thu hoạch một số trái bán cho các thương lái với giá trên 100 ngàn đồng/ trái nhưng vẫn không đủ cung cấp.
Ông Sơn cho biết, chi phí đầu tư cho vườn phật thủ sau 1 năm chăm sóc khoảng 45 triệu đồng, cây trồng được 1 năm sẽ cho trái.
Đặc điểm của cây phật thủ là cho trái quanh năm, cây càng lớn sẽ cho trái càng nhiều.
Bình quân mỗi cây sẽ cho 40-50 trái đối với cây 1 năm tuổi, và nếu chăm sóc tốt hơn, cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn.
Hiện giá bán trung bình 1 trái phật thủ là từ 120.000 - 150.000 đồng (tùy theo trái lớn, nhỏ).
Theo một số người, sở dĩ phật thủ có giá cao, đắt hàng và thu hút thị hiếu của người tiêu dùng dù không ăn được là vì quan niệm tâm linh.
Trái phật thủ được ví như bàn tay của đức Phật xòe ra che chở cho mọi người nên được nhiều người chuộng mua để chưng cúng trên bàn thờ tổ tiên ở gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Chợ trâu Cán Cấu (Si Ma Cai - Lào Cai) từ lâu đã là phiên chợ nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc. Có người còn gọi vui đây là “sàn giao dịch” trâu, bởi mỗi phiên chợ có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần (Hà Giang) tụ hội về đây. Đến thăm phiên chợ độc đáo này, chúng tôi “mắt thấy, tai nghe” nhiều mẩu chuyện vui.

Năng suất thấp, giá thành sản xuất cao, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa kiểm soát tốt dịch bệnh… là những hạn chế của ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay. Nếu không khắc phục những tồn tại này, ngành chăn nuôi sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Trong đó, dự kiến, thuế suất nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu bằng 0%.

Dọc quốc lộ 1 tại khu phố Lương Hòa (thị trấn Lương Sơn - Bắc Bình - Bình Thuận) dễ dàng nhận thấy đàn bò béo tròn bên ruộng cỏ voi xanh mơn mởn thay cho ruộng hoa màu kém hiệu quả trước đây. Đó là mô hình trồng cỏ nuôi bò của các hộ dân nơi đây.

Huyện Đơn Dương là nơi nghề chăn nuôi bò sữa lớn nhất tỉnh Lâm Đồng với hơn 8.600 con. Trên địa bàn huyện này có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa nguyên liệu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2014, các doanh nghiệp đồng loạt ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những gia đình nuôi bò sữa mới phát sinh.

Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".