Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân

Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân
Ngày đăng: 28/02/2014

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

Đak Pơ là huyện có hơn 5.000 ha đất trồng rau. Trước Tết, giá rau rớt thê thảm, nhiều nông dân chịu thiệt, quyết định phá bỏ để tập trung trồng rau cho dịp sau Tết với hy vọng giá cả khá hơn. Nhưng lại một lần nữa, hành chỉ còn 700 đồng-1.000 đồng/bó, rau ngò 300 đồng/bó, bắp sú 500 đồng-700 đồng/kg, xà lách cũng rớt giá còn 1.000 đồng/kg khiến nhiều nhà nông điêu đứng.

Nhận thấy giá ớt chỉ giảm nhẹ, đồng thời cây ớt cho thu hoạch dài ngày và ổn định, các nhà nông ở đây đã quyết định trồng cây ớt làm cây chủ lực để giữ vốn trong vụ rau này.

Theo đa số người dân ở đây thì trồng ớt khỏe và yên tâm hơn so với trồng các loại rau khác bởi giá ớt ít có biến động, ngoài ra ớt cũng cho sản lượng lớn đem lại lợi nhuận cao.

Cùng với các loại rau khác, bà Lê Thị Thanh (thôn Tân Định, xã Cư An) đã có kinh nghiệm hơn 10 năm trồng ớt. Những mùa trước, cây ớt đem lại cho gia đình bà Thanh hơn 40 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí. Hiện tại, một sào ớt nhà bà đang sinh trưởng tốt và sắp bước vào thời điểm ra hoa.

Bà Thanh chia sẻ: “Thấy các loại rau khác rớt giá quá nên nhà tôi cũng không trồng nhiều, chỉ trồng cầm chừng và tập trung cho cây ớt. Mặc dù cây ớt cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều, khoảng 15 triệu đồng/vụ nhưng bù lại giá cả ổn định nên chúng tôi cũng yên tâm hơn”.

Giá ớt trên thị trường thường dao động trong khoảng từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, thời điểm thấp nhất cũng khoảng 10.000 đồng/kg, cao nhất có thể lên đến 50.000 đồng/kg nên vẫn được nhà nông lựa chọn để đầu tư. Gia đình chị Đào Thị Kim Diễm (thôn An Cư, xã Cư An) cũng trồng gần 2 sào ớt. Trong vụ năm ngoái, 2 sào ớt đem lại cho gia đình chị hơn 70 triệu đồng sau khi trừ hết các khoản chi phí.

Chị Diễm chia sẻ: “Trồng ớt cũng có lợi lắm. Nếu cây ớt tốt, khi vào vụ thu hoạch rộ thì 4-5 ngày hái một lần, mỗi lần hái được khoảng 5 tạ. Còn bình thường cũng được 3 tạ/lần hái. Tính chi li thì có lời hơn so với trồng các loại rau khác”.

Cũng nắm bắt được sức giảm của các loại rau nên ngay từ trước Tết, gia đình chị Nguyễn Thị Hảo (thôn Tân Sơn, xã Tân An) đã quyết định nhổ bỏ toàn bộ rau để thay vào đó cây ớt, chị Hảo nói: “Bây giờ chỉ dựa vào cây ớt thì mới mong có lời thôi, còn trồng các loại rau khác chỉ sợ mất vốn chứ mong gì lãi”.


Có thể bạn quan tâm

Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) có sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm mạnh Thành Phố Móng Cái (Quảng Ninh) có sản lượng nuôi trồng thủy sản giảm mạnh

Theo báo cáo của UBND TP Móng Cái (Quảng Ninh), 6 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng ngành thủy sản ước đạt gần 2.900 tấn, đạt 25,8% kế hoạch (KH), giảm 20,9% so cùng kỳ năm 2014.

11/07/2015
Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tra công nghiệp Hiệu quả từ mô hình nuôi cá tra công nghiệp

Hiện nay, mô hình nuôi cá tra công nghiệp ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển khá mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó có ông Nguyễn Văn Đời (sinh năm 1954), cư ngụ tại ấp Tân An, xã Tân Phong.

11/07/2015
Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có bộ dữ liệu ban đầu về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi cá tra ĐBSCL Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có bộ dữ liệu ban đầu về vùng nuôi, chủ thể vùng nuôi cá tra ĐBSCL

Ngày 7-7, Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức cuộc họp báo cáo tình hình sản xuất, xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2015 và kết quả 1 tháng áp dụng Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm cho đăng ký Hợp đồng xuất khẩu theo Thông tư 23/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT.

11/07/2015
Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020 Lào Cai sẽ cung ứng cho thị trường hơn 8.400 tấn thủy sản/năm vào năm 2020

Đó là định hướng quy hoạch phát triển thủy sản được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015 - 2020.

11/07/2015
Chuyển động của ngành nuôi thủy sản Chuyển động của ngành nuôi thủy sản

Tiền Giang có lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi thủy - hải sản. Nhìn nhận thực tế từ những năm qua cho thấy, nghề nuôi trồng thủy sản đã có những giai đoạn phát triển rất "nóng", tập trung vào nuôi tôm công nghiệp, cá tra, cá bè hay nhuyễn thể.

11/07/2015