Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây ớt hàng hóa ở Tân Lập Sơn La

Cây ớt hàng hóa ở Tân Lập Sơn La
Ngày đăng: 27/09/2015

Bà con xã Tân Lập thu hái ớt.

Ông Trần Bá Mẫn, tiểu khu 34 là người đầu tiên đưa giống ớt lai về trồng tại Tân Lập. Ông cho biết:

Gia đình tôi có mảnh đất rộng 2.500m2 thường bỏ không hoặc trồng ngô nhưng năng suất thấp. Năm 2013, nhờ có người mách trồng cây ớt lai, tôi đã mua giống về trồng thử.

Vụ đầu tiên chưa có kinh nghiệm chăm sóc, cây hay bị sâu bệnh nhưng vẫn hiệu quả hơn so với trồng ngô. Những vụ sau, vừa trồng vừa đi các tỉnh khác để học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên cây phát triển tốt hơn, cho quả đều và sai. Mỗi vụ tôi trồng khoảng 4.000 cây ớt, thu hơn 50 triệu đồng.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ loại cây trồng mới này, nhiều hộ dân trong xã đã học tập trồng theo và được gia đình ông Mẫn nhiệt tình hướng dẫn về kỹ thuật; đồng thời, ông Mẫn còn nhận cung cấp giống cho bà con.

Hiện tại, Đội 34 và Đội 9 là nơi trồng nhiều ớt nhất của xã Tân Lập.

Khu vực này tiện đường giao thông, bà con tiếp cận khá nhanh với các giống cây trồng mới. 2 năm gần đây, ớt là một trong những loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con bên cạnh các loại cây trồng truyền thống như: ngô, su su, chè.

Nhiều hộ có thu nhập cao từ trồng ớt, như hộ các bà: Đoàn Thị Thúy (tiểu khu 34), Hà Thị Dung (tiểu khu 9), mỗi vụ trồng 5.000 - 6.000 cây ớt lai, thu nhập hơn 70 triệu/vụ... Tại các bản khác như: Phiêng Đón, bản Dọi, bản Hoa... bà con còn trồng ớt dưới gốc mận để tận dụng diện tích đất. Bà Lý Thị Hiền, bản Phiêng Đón chia sẻ:

Sau khi thu hoạch mận hậu, gia đình tôi bắt tay vào phát cỏ dưới gốc mận, rải phân chuồng để trồng gần 1.000 cây ớt lai. Ớt trồng cuối tháng 5 thì đến tháng 8 bắt đầu cho thu hoạch.

Giống ớt được trồng tại đây chủ yếu là ớt lai F1 thiên kim và ớt lai hai mũi tên đỏ. Kỹ thuật trồng loại cây này không quá phức tạp nhưng cần sự tỉ mỉ do trồng ớt phải qua hai giai đoạn: gieo hạt và cấy cây con. Ớt chỉ thích hợp với phân chuồng hoai mục và mẫn cảm với các loại chất hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.

Do vậy, trồng ớt tiết kiệm được khá nhiều chi phí đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Thời gian sinh trưởng của cây ớt là 3 tháng, ngắn hơn so với ngô.

Ớt trồng được từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch, trồng được 2 vụ trong năm và có thể trồng gối vụ với các loại cây nông nghiệp khác.

Hiện tại, ớt lai có giá 20.000 - 22.000 đồng/kg. Theo những người có kinh nghiệm trồng ớt tại đây, cây ớt lai nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật và trồng vào vụ xuân hè thì năng suất có thể đạt 2kg/cây, cho thu hoạch gần 30 tấn/ha.

Ông Lèo Văn Pâng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập trao đổi: Hiện tại, toàn xã có hơn 10 ha ớt lai, được trồng nhiều ở tiểu khu 34, tiểu khu 9, bản Dọi 1.

Do đầu năm nắng hạn kéo dài nên diện tích trồng ớt lai giảm nhiều so với năm ngoái.

Đây là giống cây trồng còn khá mới với bà con, nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các cây nông nghiệp khác đã từng được trồng tại địa phương nên xã chủ trương khuyến khích bà con tiếp tục mở rộng diện tích.

Với những hiệu quả bước đầu mang lại, cây ớt lai đã và đang giúp bà con xã Tân Lập có hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Ao Đất Ở Hậu Giang

Cá bống tượng đang là một trong những loài thủy sản được người dân trong tỉnh Hậu Giang chuộng nuôi, vì giá bán trên thị trường cao hơn nhiều so với các loài khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà người nuôi thu được từ cá bống tượng hiện tại vẫn chưa cao, do những hạn chế về con giống.

07/03/2013
Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa) Giá Mì Đang Ủng Hộ Nông Dân Ở Cam Lâm (Khánh Hòa)

Năm nay, tuy năng suất mì thấp hơn so với năm ngoái nhưng giá thu mua tăng nên nông dân trên địa bàn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vẫn có lãi.

07/03/2013
Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả Ðể Bảo Hiểm Thủy Sản Phát Huy Hiệu Quả

Sau một thời gian triển khai quyết liệt, bảo hiểm (BH) cho cây lúa và vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà diễn ra khá thành công thì BH cho thủy sản lại đứng trước nhiều thách thức lớn. Ở các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre và Trà Vinh, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, tôm, cá chết hàng loạt, người nuôi trồng đặt hy vọng nhiều vào việc đền bù nhanh chóng... lại xuất hiện thông tin có sự lợi dụng chính sách bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) để trục lợi từ phía người nuôi. Từ đó, quá trình bồi thường bị kéo dài và điều này đã trở thành lực cản trong quá trình triển khai chủ trương này trên diện rộng.

08/03/2013
Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương Dịch Cúm Gia Cầm Bùng Phát Trở Lại Tại 5 Địa Phương

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.

08/03/2013
Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc Sâu Bệnh Hoành Hành Bưởi Da Xanh: Nhà Vườn Đang Cần Nhà Khoa Học Vào Cuộc

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

10/03/2013