Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Mía Trổ Trắng Cờ, Người Trồng Mía Trắng Tay

Cây Mía Trổ Trắng Cờ, Người Trồng Mía Trắng Tay
Ngày đăng: 25/11/2014

Mía trổ trắng cờ, chết khô, đồng nghĩa người trồng mía nơi đây cũng trắng tay trong vụ mía này.

Giá mía liên tục sụt giảm trong thời gian qua khiến cho người trồng mía ở các địa phương vùng ĐBSCL như Hậu Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh… lao đao. Nghiêm trọng hơn tại nhiều địa phương, do mía đã vượt ngưỡng thu hoạch nhiều ngày nhưng không có thương lái tìm mua nên đã trổ cờ, chết khô giữa đồng.

Mía trổ trắng cờ, thân mía bắt đầu teo tóp chết khô trên đồng và người trồng mía ngậm ngùi muốn chết đứng khi nghĩ đến cảnh trắng tay sau gần một năm bỏ công chăm sóc, vất vả. Hình ảnh xót xa này dễ bắt gặp khi về xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vào thời điểm này.

Bà Nguyễn Thị Sáu - một hộ trồng mía ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, than thở: “Bây giờ chúng tôi không biết tính toán thế nào nữa. Giờ mía đã trổ cờ mà chưa bán được, không ai mua. Giá cả lại rẻ không đủ để trả nợ đồng vốn”.

3 năm qua, khi mía đến mùa thu hoạch, người trồng mía ở ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng không còn háo hức niềm vui trúng mùa, trúng giá như những năm trước, thay vào đó là nỗi xót xa vì lỗ lã khi giá mía ngày một bấp bênh.

Vào thời điểm này, tại huyện Phụng Hiệp vẫn còn hơn 2 ngàn ha mía đã quá ngưỡng thu hoạch nhưng chưa có người mua, tập trung nhiều ở xã Tân Phước Hưng và Thị trấn Búng Tàu, trong đó, xã Tân Phước Hưng chiếm gần 1.500 ha. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Phước Hưng cho biết: “Mía hiện nay trổ cờ và chết. Hàng năm đó, ở xã Tân Phước Hưng đến thời điểm này mía bán chỉ còn 300 đến 400 ha nhưng hiện nay toàn xã còn đến hơn 50% và giá hiện nay mua 720 đồng đến 740 đồng/kg hà. Bà con năm nay có thể không có vốn đầu tư trở lại, lý do công tiền vay ngân hàng rồi cây mía năm nay lỗ. Một ha lỗ khoảng 30 triệu đồng”.

Những ngày này, bà con không cam tâm đứng nhìn cây mía trổ cờ và dần dần chết để công sức của mình bỏ sông, bỏ bể, người trồng mía Phụng Hiệp lại chạy đôn, chạy đáo tìm thương lái vào thu mua. Đến khi tìm được thương lái, họ lại kỳ kèo bớt đầu bớt đuôi.

Chị Huỳnh Thị Đẹp ở Thị trấn Búng Tàu cho biết: Giờ chị còn hơn 400 tấn mía đã qua 11 tháng nhưng chưa thu hoạch. Những ngày qua, thương lái trả giá chưa qua ngưỡng 700 đồng/kg. Tóm lại, trước sau gì cũng phải bán, nếu càng để lâu, cây mía chết nhiều, giảm năng suất gây thua lỗ.

Mía là một trong những cây trồng có chi phí đầu tư cao so với nhiều loại cây trồng khác, bên cạnh đó thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch cũng kéo dài từ 9 đến 10 tháng. Tuy nhiên, với giá mía cứ bấp bênh khi vào chính vụ như những năm vừa qua đã đẩy người trồng mía vào cảnh khốn khó.

Để người trồng mía thật sự an tâm, đồng thời để duy trì và phát triển bền vững vùng mía nguyên liệu, đã đến lúc cần có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người trồng mía như đối với các cây trồng khác, đồng thời với việc triển khai nhiều giải pháp khả thi hơn. Nếu trồng mía cứ thua lỗ, nông dân dần dần sẽ không còn mặn mà với cây mía vốn đã gắn bó từ lâu.

Thực tế, trong thời gian qua nhiều nông dân ở ĐBSCL đã quay lưng với cây mía. Theo thống kê, chỉ trong vụ mía này, toàn vùng đã sụt giảm hàng ngàn ha mía so với vụ trước, trong đó chỉ riêng tỉnh Hậu Giang, diện tích mía đã giảm hơn 1.000 ha.


Có thể bạn quan tâm

Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long

Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.

20/05/2012
Tây Nguyên Cũng Đau Đầu Vì Giá Sắn Tây Nguyên Cũng Đau Đầu Vì Giá Sắn

Hiện nay, người dân các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành thu hoạch sắn niên vụ 2011-2012. Niên vụ trước do giá sắn trên thị trường tăng cao, đã thu hút đông đảo người dân ở Tây Nguyên đổ xô trồng loại cây này, bất chấp sự khuyến cáo của các cơ quan chức năng. Nong nghiep, nong thon, nha nong, nong dan, khuyen nong

05/03/2012
Vải Thiều VietGAP Ngày Càng Được Giá Vải Thiều VietGAP Ngày Càng Được Giá

Những năm qua, việc mở rộng diện tích vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn (Bắc Giang) quan tâm. Mặc dù sản phẩm vải thiều VietGAP chưa có thị trường tiêu thụ riêng nhưng sản xuất vải thiều VietGAP đã và đang trở thành xu thế tất yếu ở "kinh đô" vải thiều Lục Ngạn…

16/06/2012
Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận

Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

26/05/2012
Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ Đồng Bào Khmer Sóc Trăng Làm Giàu Từ Cây Hẹ

Không biết chính xác hẹ được trồng từ khi nào, nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều nhà nông ở các vùng chuyên canh màu của Sóc Trăng như Đại Tâm, Tham Đôn (huyện Mỹ Xuyên), Phú Mỹ (huyện Mỹ Tú) đã vươn lên khá giàu, ổn định được kinh tế gia đình từ loại cây này. Bên cạnh nguồn lợi từ cây lúa và chăn nuôi thì trồng hẹ được xem là mô hình trồng màu đạt thu nhập cao, bền vững của những hộ nông dân Khmer vùng này.

25/04/2012