Cây Mè Đen Trên Nền Đất Lúa Mang Lại Lợi Nhuận Cao

Trong những năm trở lại đây, mô hình đưa màu xuống chân đất lúa được bà con nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) áp dụng đạt hiệu quả. Bên cạnh cây chủ lực như dưa hấu, đậu xanh, khoai cao, thì cây mè đen cũng là một trong những cây được bà con nông dân trong huyện lựa chọn, vì mè đen là loại màu dễ trồng, ít tốn thuốc, chi phí đầu tư thấp, nhưng thu nhập mang lại tương đối khá và ổn định.
Điển hình như nông dân Chau Keng ấp Tô Lợi xã Cô Tô, là người đã nhiều năm, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, ông đã chọn cây mè đen để canh tác cho trên diện tích đất của mình. Theo kinh nghiệm của ông: “Cây mè là loại cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt nhưng không chịu được ngập úng. Vì vậy, muốn thành công người trồng mè phải chuẩn bị đất kỹ và có hệ thống tưới và tiêu nước tốt.
Ngoài ra, cần bón phân cân đối, nếu bón thừa phân cây sẽ dễ bị bệnh”. Ông cho biết thêm: Với thời gian trồng ngắn, nhẹ công chăm sóc và ít chi phí đầu tư, nhưng cây mè đã mang lại giá trị kinh tế cao gấp 2 – 3 lần so với cây lúa. Đồng thời, trồng mè còn có thể cải tạo được nền đất lúa, góp phần cho đất thêm màu mỡ và cắt đứt được vòng đời một số sâu bệnh hại lưu tồn trong đất.
Ngoài ông Chau Keng thì theo kinh nghiệm từ nhiều nông dân trồng mè trên địa bàn huyện Tri Tôn cho biết sau khi thu hoạch lúa đông xuân, nhiều hộ dân tranh thủ trồng mè, vì cây mè phù hợp với thổ nhưỡng cũng như thời tiết nơi đây, bên cạnh đó cây mè là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, đặc điểm cây mè chịu hạn, năng suất cao, hiệu quả kinh tế cho lợi nhuận gấp đôi, gấp ba lần so với lúa và thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với lúa.
Vụ hè thu năm 2014, toàn huyện Tri Tôn nông dân xuống giống trên 36ha mè, tập trung nhiều ở các xã ven chân núi như Núi Tô, Cô Tô, Ô Lâm, An Tức, Lương Phi, Lê Trì, vì nơi đây là vùng đất núi rất thích hợp cho cây mè sinh trưởng. Trồng mè vụ hè thu không chỉ tăng lợi nhuận mà còn cải tạo đất cho vụ lúa sau.
Tuy nhiên trồng mè cực hơn so trồng lúa, nhưng ngược lại thu hoạch sớm hơn và lợi nhuận khá hơn, hiện nay nông dân huyện Tri Tôn đang bước vào thu hoạch mè nhưng giá cả vẫn ổn định.
Cây mè đã và đang khẳng định trên nền đất lúa, đồng thời cho thấy diện tích trồng mè tại nhiều địa phương trong huyện Tri Tôn có xu hướng phát triển và được duy trì trong nhiều năm qua. Song, để nhân rộng các diện tích trồng mè, đòi hỏi các cấp, các ngành địa phương cần phải có các biện pháp hỗ trợ thích đáng cho cây trồng này.
Đặc biệt là kỹ thuật xử lý sau khi thu hoạch để đảm bảo trữ lại an toàn. Thực tế cho thấy cây mè nhiều năm qua đã góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong nông nghiệp của huyện Tri Tôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.
Có thể thấy việc luân canh hợp lý trên đất lúa có thể coi là một trong những phương pháp canh tác phù hợp với tình hình hiện nay nên rất cần được phát huy. Luân canh hợp lý sẽ khắc phục được bất lợi về thời tiết, khí hậu, bảo toàn được diện tích trồng lúa, góp phần làm cho đất thêm phì nhiêu và nâng cao giá trị sử dụng trên cùng một đơn vị diện tích đất.
Có thể bạn quan tâm

Một vài con sông ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) mấy hôm nay xuất hiện nhiều bắp cải trôi lềnh phềnh. Nông dân xã Tân Bình giải thích, do giá quá rẻ, thu hoạch xong không có người mua nên bà con đổ xuống sông.

Hiện nay, nhiều hộ nông dân vùng cù lao huyện Phú Tân đang tiếp tục đẩy mạnh nghề nuôi cá tra ao, hầm. Hai xã Hòa Lạc và Phú Bình có hơn 150 hộ, với gần 200 ha đất mặt nước nuôi cá ao, hầm. Hàng ngày các hộ nuôi cứ mặc tình thải lượng nước khổng lồ ra sông một cách vô tội vạ…

Sau cơn bão số 10, ngân sách tỉnh đã cấp ban đầu cho TX. Hoàng Mai gần 13,7 tỷ đồng. Đến nay, thị xã đã phân bổ về các phường, xã để kịp thời hỗ trợ người dân. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy, hải sản đối với vùng gặp thiên tai, dịch bệnh đã phần nào giúp người dân nơi đây vượt qua khó khăn.

Đối với bà con nông dân, ngô vụ đông góp phần làm dồi dào thêm nguồn nông sản để phát triển chăn nuôi hàng hóa. Tuy nhiên, ngô vụ đông chín muộn, năng suất, sản lượng thấp đang khiến người nông dân đối mặt với nhiều khó khăn...

Bệnh loét phá hại cây ăn quả thường làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn. Ở vườn ươm, khi bị bệnh nặng cây con dễ chết, quả bị bệnh phẩm chất kém không thể xuất khẩu và cất trữ được. Ở nước ta, bệnh phá hại phổ biến tại tất cả các vùng trồng cây ăn quả có múi gây thiệt hại đáng kể cho người trồng, làm ảnh hưởng lớn tới nguồn hàng xuất khẩu.