Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấy Lúa Nhật Trồng Dưa Lê Hè Bền Vững Ở Song An Ở Thái Bình

Cấy Lúa Nhật Trồng Dưa Lê Hè Bền Vững Ở Song An Ở Thái Bình
Ngày đăng: 31/03/2013

Về với Song An (Thái Bình) trong những ngày này cánh đồng trải dài bát ngát màu xanh của lúa non thời kỳ con gái, bà con nông dân đang chăm sóc lúa rất phấn khởi. Trong khi cánh đồng khác vừa mới cấy xong lúa chưa kịp bén rễ hồi xanh thì nông dân nơi đây đã bón xong phân thúc.
 
Đây không phải là lần đầu tiên Song An có cách làm này mà đã từ lâu cơ cấu lúa Nhật - dưa lê hè - lúa mùa muộn - cây vụ đông được nông dân đón nhận. Bởi thu được 2,3-3 triệu đồng/sào là con số không nhỏ đối với bà con nông trong thời gian chỉ xen giữa hai vụ lúa.
 
Gia đình ông Nguyễn Văn Tiến thôn Kiều Thần có 5 sào ruộng xuân này cấy giống lúa Nhật. Những ngày cuối tháng 2 đi thăm đồng, kiểm tra chuột ông cho biết: Thời tiết của vụ xuân năm nay khá thuận lợi cho lúa xuân phát triển. Ngay từ đầu vụ lúa đã bén rễ hồi xanh tốt, nông dân bón phân theo lịch chỉ đạo của xã bây giờ chúng tôi yên tâm lắm. Cứ đà này là đầu tháng 5 chúng tôi có thể trồng được dưa lê.
 
Song An thuộc huyện Vũ Thư nhưng cách thành phố không xa. Sau khi được Trung tâm KNKNKN Thái Bình chuyển giao TBKHKT trồng dưa lê hè xen giữa hai vụ lúa thấy có hiệu quả cao HTXDVNN và nông dân rất hưởng ứng áp dụng. Đến năm 2013 diện tích trồng dưa lê liên tục ổn định, tăng dần được 150 ha. Xã đã thống nhất cấy giống lúa Nhật là giống có TGST ngắn, đẻ khỏe, ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, chống chịu sâu bệnh khá và quan trọng nhất là tìm được đầu ra cho sản phẩm. Những năm thời tiết thuận, từ khi cấy đến khi lúa trỗ thậm chí không phải phun thuốc gì.

Sau khi gặt lúa về bà con chỉ cần tuốt thóc và đem đến bán ngay cho công ty theo giá cả thỏa thuận. Như vậy nông dân nhàn hơn rất nhiều mà lại co tiền ngay rất yên tâm để trồng vụ dưa mới. Ông Tiến tâm sự: “Nhà tôi năm ngoái cấy 5 sào, năng suất đạt 2,2 tạ/sào (cân tươi), bán cho công ty giá 6500 đồng/sào cao hơn cả giá thóc thị trường. Chúng tôi phấn khởi lắm, cấy lúa này ham ở chỗ là công ty mua luôn thóc tươi”. Ông cho biết thêm đến thời điểm thu mua cả sân của ủy ban chật cứng, có ngày nông dân bán đến hàng trăm tấn thóc”.

Năm nay, toàn bộ 150 ha diện tích cấy lúa Nhật trồng dưa lê được Song An bố trí gieo mạ sân và cấy xong trước tết. Với thời tiết ấm áp như xuân năm nay dự kiến sẽ được thu hoạch lúa xuân sớm và thời vụ trồng dưa lê sớm hơn mọi năm.Vì thời vụ rất khẩn trương nên với bà con xã viên trồng dưa cứ sớm được ngay nào là hy vọng có năng suất cao ngày ấy. Ông Trương Nhất Chiến - Chủ nhiệm HTX cho biết: “Dưa lê là một trong những cây không thể bỏ của xã chúng tôi. Nó mang lại hiệu quả không nhỏ, thu lãi từ 55-57 triệu đồng/ha. Có những hộ gia đình thu nhập 5-6 triệu đồng/sào. Song điều quan trọng trong trồng dưa là phải tranh thủ được thời vụ để bán đươc giá cao, phải biết chọn giống tốt và chăm bấm ngọn, đồng thời phải tránh được gió tây cuối tháng 6 đầu tháng 7 mới cho nhiều quả.”
 
Gia đình bà Hoàng Thị Nguyệt thôn Kiều Thần là hộ xã viên tiêu biểu trồng dưa lê cho năng suất hiệu quả cao trong xã. Mỗi năm bà trồng được 7 sào dưa. Nhẩm tính mỗi sào cho lãi trung bình 3 triệu thì sau hơn 2 tháng vụ hè gia đình bà đã có được 21 triệu. Đây quả là con số không nhỏ đối với nhiều hộ xã viên. Tuy nhiên để có được kết quả ổn đinh, bền vững qua nhiều năm thì nông dân Song An đã đúc rút kinh nghiệm: phải luôn xác định yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu. Nhiều hộ cắt lúa non 2-3 hàng để đặt bầu dưa, để khu thu hoạch lúa xong thì dưa đã bò và có thể chăm sóc ngay.

Bà Nguyệt chia sẻ: Trồng dưa không khó. Mỗi sào chỉ cần mấy chục nghìn tiền giống, một bao NPK Lâm Thao hoặc 15-20 kg lân, 5 kg đạm, 3-5 kg kaly. Nhưng quan trọng là lứa dưa đầu vụ giá cao đến tận 10.000 đồng/kg là phải có dưa bán. Đến giữa vụ giá hạ xuống 6000-7000 đ, thương lái về tận ruộng thì phải có nhân lực, ngày nào cũng hái liên tục trong 20-25 ngày. Vào vụ thu dưa cánh đồng quê tôi nhộn nhịp vui lắm, chúng tôi không bỏ được dưa đâu.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Thương Hiệu Các Sản Phẩm Đặc Trưng Thế Mạnh Tỉnh Lâm Đồng Phát Triển Thương Hiệu Các Sản Phẩm Đặc Trưng Thế Mạnh Tỉnh Lâm Đồng

Ngày 28/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành Quyết định (số 2556/QĐ-UBND ngày 25/112014) về việc phê duyệt “Kế hoạch phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Liêm ký.

02/12/2014
Khóc Ròng Với Cây Sương Sáo Khóc Ròng Với Cây Sương Sáo

Nếu như vào thời điểm này của năm trước, nhiều nông dân trồng sương sáo ở xã Hiệp Hưng (địa phương có diện tích trồng sương sáo nhiều nhất của huyện Phụng Hiệp - Hậu Giang) rất phấn khởi vì giá sương sáo ở mức cao, thì năm nay, bà con nơi đây đang khóc ròng vì thị trường tiêu thụ sương sáo đang gặp bế tắc.

08/07/2014
Năng Suất Lúa Tăng 3,7 Tạ/héc-Ta Năng Suất Lúa Tăng 3,7 Tạ/héc-Ta

Trong đó, diện tích lúa gần 469.000 héc-ta, giảm trên 9.170 héc-ta và hoa màu các loại gieo trồng 46.715 héc-ta, tăng 2.294 héc-ta so cùng kỳ. Năng suất lúa bình quân đạt 76,7 tạ/héc-ta, tăng 3,7 tạ/héc-ta; sản lượng đạt 1,86 triệu tấn tăng hơn 84,7 ngàn tấn.

08/07/2014
Diện Tích Dâu Tây Đà Lạt Tăng Lên Trên 100ha Diện Tích Dâu Tây Đà Lạt Tăng Lên Trên 100ha

Khoảng 2 năm trở lại đây, diện tích dâu tây công nghệ cao tại Đà Lạt đã tăng lên nhanh chóng với các loại dâu giống mới được nhập từ Pháp, Nhật, New Zealand… cho năng suất, chất lượng cao và khả năng kháng bệnh tốt hơn rất nhiều so với các giống dâu truyền thống.

08/07/2014
Người Nuôi Tôm Ổn Định Sản Xuất Sau Dịch Bệnh Người Nuôi Tôm Ổn Định Sản Xuất Sau Dịch Bệnh

Cuối tháng 5-2014, dịch bệnh ở tôm trên địa bàn huyện Kim Sơn (Ninh Bình) diễn biến phức tạp, nhưng với sự tập trung cao của ngành chuyên môn cùng chính quyền địa phương, dịch bệnh đã được khống chế. Người nông dân đã yên tâm thả bù đợt mới, một số diện tích không bị dịch bệnh đang bắt đầu cho thu hoạch.

08/07/2014