Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Lúa Lai Trên Đất Mường Ảng

Cây Lúa Lai Trên Đất Mường Ảng
Ngày đăng: 28/06/2013

Ngoài phát triển cây cà phê, huyện Mường Ảng còn chú trọng hướng tới một nền sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao bằng việc áp dụng những giống lúa mới thích hợp với điều kiện khí hậu của vùng, đặc biệt là lựa chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả cao.

Những năm qua, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Mường Ảng đã tiến hành khảo nghiệm một số giống lúa trên địa bàn huyện để phục vụ sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cơ cấu giống và đem lại kết quả khả quan. Đây là tín hiệu vui trong chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao thu nhập từ sản xuất cho người nông dân.

Huyện Mường Ảng hiện có hơn 2.000ha đất trồng, trong đó cơ cấu giống lúa lai chiếm khoảng 35% diện tích mỗi vụ. Do trình độ sản xuất của bà con còn nhiều hạn chế, chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất, ban đầu chỉ trồng những giống Bao thai, CR 203... năng suất thấp, khả năng chống chọi sâu, bệnh kém. Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã triển khai đồng đều mô hình sản xuất lúa lai Nghi hương 2308 và Nhị ưu 838 tại 9 xã của huyện. Trước khi thực hiện mô hình, cán bộ Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã tổ chức tập huấn kỹ thuật, cấp phát tài liệu cho các hộ nghiên cứu, tìm hiểu học tập.

Nông dân được phổ biến kiến thức sản xuất lúa: thời gian gieo hạt, kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống; kỹ thuật làm đất, gieo, tỉa giặm, bón phân, điều tiết nước, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch bảo quản. Trong quá trình thực hiện mô hình, nông dân được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, có cán bộ kỹ thuật “cầm tay chỉ việc” cùng với cán bộ nông nghiệp và xã kiểm tra giám sát.

Qua thời gian thử nghiệm, giống lúa lai Nghi hương 2308 và Nhị ưu 838 được đánh giá là giống cảm ôn có thể gieo trồng được cả hai vụ. Đồng thời, phát huy được ưu điểm sinh trưởng, đẻ nhánh khỏe, trổ bông tập trung, chống chọi sâu bệnh khá, số hạt và tỷ lệ hạt chắc trên bông cao. Hơn nữa, kỹ thuật chăm sóc và thâm canh đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện canh tác và trình độ sản xuất của người dân địa phương.

Đây cũng là những giống lúa cho năng suất cao, tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Trong thời gian từ 3 - 3,5 tháng, lúa của các hộ tham gia mô hình trình diễn sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quân của giống lúa Nghi hương 2308 đạt 63 tạ/ha, Nhị ưu 838 năng suất bình quân đạt 51 - 69 tạ/ha.

Hơn nữa, hai giống lúa lai này trên thị trường lại có giá thành cao hơn các giống lúa lai khác, Nhị ưu 838 có giá từ 8.000 - 9.000 đồng/kg, Nghi hương 2308 có giá từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Lợi nhuận thu được từ sản xuất 1ha lúa lai (trừ chi phí) đạt hàng chục triệu đồng. Thấy được hiệu quả từ hai giống lúa lai này, bà con nông dân từ việc trồng thử nghiệm đã nhân rộng diện tích gieo trồng của gia đình để tăng thu nhập.

Ông Vũ Khải, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Mường Ảng cho biết: Mường Lạn là xã được chọn để thực hiện mô hình sản xuất lúa lai Nghi hương 2308. Những năm trước đây, sản xuất lúa ruộng ở địa phương chủ yếu một vụ/năm, do phụ thuộc vào nguồn nước. Phần lớn người dân chưa biết áp dụng KHKT vào sản xuất nên năng suất lúa thấp từ 40 - 50 tạ/ha.

Từ năm 2009, để giúp người dân xã Mường Lạn có điều kiện tiếp cận với KHKT, Phòng đã đưa giống lúa lai Nghi hương 2308 vào thử nghiệm trên diện tích 9ha ruộng nước (chiếm gần 10% diện tích). Qua thời gian thử nghiệm cho thấy, giống lúa lai Nghi hương 2308 gieo trồng tại xã Mường Lạn đã phát huy được ưu điểm và sinh trưởng tốt (tỷ lệ sống đạt 95%). Từ đó, người dân đã nhân rộng cơ cấu giống lúa lai từ 10% lên hơn 20% diện tích gieo cấy.

Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện mô hình, người dân gặp không ít khó khăn về điều kiện thời tiết nhưng nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mà năng suất bình quân đạt 63 tạ/ha, có hộ đạt 65 - 68 tạ/ha, người dân sau khi trừ chi phí thu về được 18 triệu đồng mỗi héc-ta. Cùng với việc thay đổi tập quán canh tác và được đầu tư và chăm sóc đúng kỹ thuật, giờ đây giống lúa lai Nghi hương 2308 đã dần trở thành một trong những giống lúa chủ lực trong cơ cấu giống ở các vụ chính tại xã Mường Lạn.

Việc thực hiện thành công mô hình nhân rộng giống lúa lai Nghi hương 2308 tại xã Mường Lạn nói riêng và các xã khác trên địa bàn huyện nói chung không những giúp người dân được tiếp cận với kiến thức KHKT mà còn giúp nông dân tăng năng suất, sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, góp phần chuyển đổi giống cây trồng trên địa bàn huyện Mường Ảng, giúp nhân dân thay đổi phương thức canh tác truyền thống, kém hiệu quả. Theo đó, huyện thực hiện duy trì ổn định cơ cấu giống lúa lai ở mức 35% - 40% mỗi vụ.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Thu Hoạch 1.344 Tấn Tôm Thẻ Chân Trắng Nông Dân Thu Hoạch 1.344 Tấn Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh. Nông dân địa phương đã thu hoạch 90 ha đạt sản lượng 1.344 tấn tôm thịt và xuất bán 246 triệu con tôm Post 15.

30/07/2013
Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen Tăng Cường Kiểm Soát Việc Nuôi Chồn Nhung Đen

Thời gian qua, tại một số địa phương, người dân đã tự phát nuôi Guinea pig hay còn gọi là chồn nhung đen để lấy thịt. Tuy nhiên, hiện nay chồn nhung đen chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn. Do vậy chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của chồn nhung đen, đồng thời cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.

19/12/2012
Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái Người Nông Dân Giàu Lòng Nhân Ái

Ông Bùi Văn Viên, ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải không chỉ được người dân trong vùng biết đến với tính cần cù, làm kinh tế giỏi, mà còn nhiệt tình tham gia công tác đoàn thể ở địa phương và tấm lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

30/07/2013
Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định) Nuôi Cá Lóc Tự Phát Gây Ô Nhiễm Môi Trường Ở Mỹ Đức (Bình Định)

Nuôi cá lóc mang lại thu nhập tương đối khá nên nhiều hộ dân ở các đội 7, 8 và 9 thôn Hòa Tân, xã Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ - Bình Định) đã đổ xô đào ao, trải bạt nuôi cá lóc trong vườn nhà. Việc nuôi cá không theo quy hoạch đã làm môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

20/12/2012
Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.

30/07/2013