Cấy lúa hiệu ứng hàng biên

Đến vụ mùa 2015, Vĩnh Bảo đã có 350 ha lúa cấy theo phương pháp này, chủ yếu sử dụng giống TBR 225 và VT-NA2.
Diện tích ứng dụng tập trung tại các xã Tam Đa, Tân Liên, Vĩnh Long, Hiệp Hòa… Trung tâm hướng dẫn bà con nông dân cấy với mật độ 2-3 dảnh/khóm.
Trung bình 12,6 khóm/m2 đối với giống TBR 225 và 17,5 khóm/m2 với giống VT-NA2.
Kết quả cho thấy, mô hình cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên giúp giảm tới 50% lượng giống, 40-45% công làm mạ và cấy, giảm đáng kể chi phí thuốc BVTV.
Trong khi đó, mô hình cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn phương pháp cấy thông thường 15-20%.
Có thể bạn quan tâm

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Mặc dù đã gần cuối tháng 4, vụ tôm 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng nhiều người dân ở ĐBSCL và miền Trung vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và tôm vẫn tiếp tục chết.

Nhờ thời tiết thuận lợi cho việc thả tôm nuôi, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thả nuôi được 127 ha tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tăng 50 ha so với cùng kỳ tập trung ở xã Phước Dinh.