Cây Hồng Xiêm Giúp Hàng Nghìn Hộ Dân Thoát Nghèo

Tiền Giang đang phát triển gần 3.000 ha trồng cây hồng xiêm, mỗi ha cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, hồng xiêm là một trong số cây ăn quả có giá trị cao ở tỉnh Tiền Giang. Giá của trái cây này dao động từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi ha trồng hồng xiêm cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Diện tích cây hồng xiêm của tỉnh Tiền Giang phát triển gần 3.000 ha, tập trung ở các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Gần đây, nhà vườn tỉnh Tiền Giang chú trọng phát triển vườn cây hồng xiêm năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như hồng xiêm Mặc Bắc, Mexico... Mỗi năm cây hồng xiêm ở địa phương cung cấp cho thị trường trên 52.000 tấn trái, giúp cho hàng nghìn hộ dân thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.
Nguồn bài viết: http://vov.vn/kinh-te/cay-hong-xiem-giup-hang-nghin-ho-dan-thoat-ngheo-365941.vov
Có thể bạn quan tâm

Trồng rau an toàn khác với cách làm truyền thống. Để nông dân trồng rau đạt chất lượng, Hội ND xã Tam Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội) đã phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện mở lớp trồng rau an toàn, quảng bá sản phẩm…

Hơn 30 năm gắn bó với nghề nuôi dê, cừu với bao vất vả, thăng trầm, đến nay chị Nguyễn Thị Năm, thôn Quán Thẻ 1 (xã Phước Minh, Thuận Nam) đã xây dựng cho mình trang trại nuôi cừu, với tổng đàn lên đến 1.000 con. Lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi cừu đã giúp chị trở thành một trong số ít phụ nữ giàu có trên đồng đất Quán Thẻ.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhập khẩu cá tra của Việt Nam trong những năm gần đây.

Đầu tháng 12-2013, anh Phạm Vĩnh Phúc 52 tuổi ở thôn Sơn Hải1 (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam) đầu tư 200 triệu đồng nuôi 2 sào tôm thẻ chân trắng.

Hơn 20 năm về trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến thì ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa (Kim Sơn, Ninh Bình) đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè…