Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Hồ Tiêu Trên Vùng Đất Đắk Song (Đắk Nông)

Cây Hồ Tiêu Trên Vùng Đất Đắk Song (Đắk Nông)
Ngày đăng: 01/04/2014

Qua nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã định hình là vùng sản xuất hồ tiêu tập trung lớn nhất của tỉnh. Hiện tại, để cây hồ tiêu có “tên tuổi” trên thị trường trong nước và quốc tế, địa phương đang tích cực bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu.

Hiệu quả ở Nâm N'Jang

Những ngày này, nông dân xã Nâm N’Jang đã hoàn thành việc thu hoạch hồ tiêu vụ 2013-2014. Ai cũng phấn khởi bởi năm nay, hồ tiêu không chỉ được mùa mà còn được giá.

Gia đình anh Phạm Hồng Nhật, thôn 3 có 12 ha tiêu, trong đó có 5 ha đã cho thu hoạch. Năm nay, anh thu được gần 30 tấn, với giá bán bình quân 120 nghìn đồng/kg, gia đình anh đã thu lời hàng tỷ đồng.

Anh Nhật cho biết: “Qua kinh nghiệm canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, tôi thấy đất đai ở đây phù hợp với cây hồ tiêu hơn cả. Tôi bắt đầu trồng tiêu cách đây hơn 5 năm.

Cây hồ tiêu cũng khá “khó tính” nên tôi cũng đã vất vả rất nhiều. Tuy nhiên, do được ngành Nông nghiệp quan tâm tập huấn kỹ thuật cộng với kinh nghiệm đúc kết qua từng năm sản xuất nên tôi đã biết cách chăm sóc tiêu khoa học. Nhờ đó, diện tích tiêu của gia đình luôn đạt năng suất khá, vườn tiêu luôn khỏe mạnh”.

Tương tự, gia đình anh Bùi Văn Cao, bản Đắk Lép cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ trồng hồ tiêu. Anh Cao cho biết: “Tôi là người dân tộc phía Bắc vào đây lập nghiệp. Ban đầu, gia đình tôi chỉ biết trồng mỳ, bắp nhưng năng suất rất thấp và đất lại dễ bạc màu. Từ năm 2009, qua học hỏi kinh nghiệm trồng hồ tiêu của một số người dân trong xã, tôi bắt đầu trồng tiêu và hiện tại cũng đã có nguồn thu nhập ổn định.

Do gia đình tôi không có nhiều đất sản xuất nên trong quá trình canh tác, tôi phải chọn giống rất kỹ, bảo đảm sạch bệnh, đặc biệt không mua hoặc sử dụng lại trụ tiêu không rõ nguồn gốc, trụ tiêu chết trước đó mà chủ yếu dùng trụ bằng cây sống”.

Theo ông Nguyễn Bá Sang, Bí thư Đảng ủy xã thì trước năm 2008, toàn xã mới chỉ có 150 ha tiêu. Thời điểm đó, bà con chủ yếu trồng cà phê và một số cây trồng ngắn ngày khác như mỳ, bắp, đậu đỗ, thu nhập bình quân hàng năm chỉ đạt 8 triệu đồng/người.

Sau này, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xã đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó chọn cây hồ tiêu là một trong những loại cây trồng chủ lực cần tập trung phát triển.

Theo đó, địa phương đã khuyến khích nông dân chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp và một số vườn tạp, các diện tích trồng màu năng suất kém sang trồng hồ tiêu. Hiện tại, toàn xã đã có trên 1.600 ha tiêu, trong đó tiêu kinh doanh là trên 1.060 ha, tổng sản lượng đạt 3.500 tấn/năm.

Nhờ cây tiêu, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng gấp 5 lần so với năm 2008, thống kê năm 2013 là 40 triệu đồng/người/năm.

Tiến tới xây dựng thương hiệu

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì tuy cây hồ tiêu mới chỉ phát triển mạnh gần 10 năm nay nhưng đến thời điểm này, địa phương đã trở thành vùng sản xuất hồ tiêu lớn nhất của tỉnh cả về diện tích và sản lượng.

Qua thực tế sản xuất nhiều năm cho thấy, cây hồ tiêu khá phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng, năng suất đạt cao so với nhiều địa phương khác, bình quân 3-4 tấn/ha, có nơi 5-6 tấn/ha, thậm chí có gia đình còn thâm canh đạt 8 tấn/ha, hồ tiêu có hạt lớn và mùi thơm đặc trưng. Kết quả đó đã giúp nông dân ở đây không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu, tạo điều kiện góp phần thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới.

Hiện tại, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, tăng thêm chuỗi giá trị, khẳng định chất lượng, vị thế trên thị trường, huyện đã thành lập Hội hồ tiêu Đắk Song, tạo tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu Đắk Song-Đắk Nông.

Ông Lê Hoàng Vinh, Chủ tịch Hội hồ tiêu Đắk Song-Đắk Nông cho biết: “Ngoài việc phối hợp với các ban, huyện đã thực hiện các chính sách hỗ trợ hội viên về khoa học, kỹ thuật, tài chính, tín dụng, miễn giảm thuế... giúp hội viên ổn định phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội sẽ chủ động cùng các đơn vị chức năng tổ chức các hội thảo, giới thiệu quảng bá tiềm năng, chất lượng hồ tiêu Đắk Song-Đắk Nông ra toàn quốc”.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Khánh, Phó Chủ tịch UBND huyện thì để xây dựng thương hiệu cho cây hồ tiêu, địa phương cũng đã tổ chức các đoàn đi học tập kinh nghiệm một số nơi đã từng xây dựng thương hiệu trước đó và đang xúc tiến thực hiện một số giải pháp để xây dựng nhãn hiệu hồ tiêu Đắk Song-Đắk Nông.

Có thể nói, với diện tích trên 2.500 ha, mỗi năm sản xuất gần 6.000 tấn tiêu khô thì việc xây dựng thương hiệu cho hồ tiêu Đắk Song là rất cần thiết. Nếu thành công, đây sẽ là thương hiệu hồ tiêu thứ hai tại khu vực Tây Nguyên.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt? Cơ Hội Nào Cho Nông Dân Việt?

Theo nhận định từ các chuyên gia kinh tế, một trong những lĩnh vực sẽ chịu tác động lớn nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là nông nghiệp. Nông dân Việt Nam phải thích ứng với môi trường cạnh tranh khốc liệt về sản xuất - kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

14/10/2014
Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp Mở Ra Nhiều Cơ Hội Cho Nông Nghiệp Tỉnh Đồng Tháp

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

14/10/2014
Nhu Cầu Sử Dụng Cá Điêu Hồng Giống Tăng Mạnh Nhu Cầu Sử Dụng Cá Điêu Hồng Giống Tăng Mạnh

Vừa qua, đoàn công tác tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) có chuyến thăm và làm việc với tỉnh Đồng Tháp trên tinh thần hợp tác nông nghiệp giữa hai tỉnh có cùng chung tiềm năng và lợi thế. Ông Nguyễn Văn Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây được xem là cơ hội, mở ra những triển vọng mới cho nông nghiệp tỉnh nhà, góp phần để Đề án tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh thành công.

14/10/2014
Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu Đặc Sản Gạo Già Dui Xín Mần Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

14/10/2014
Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc Chuyển Biến Trong Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Mèo Vạc

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

14/10/2014