Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây dược liệu quý mở hướng làm giàu

Cây dược liệu quý mở hướng làm giàu
Ngày đăng: 26/11/2015

Cây trồng mới cho thu nhập cao

Điểm nhấn trong quá trình xây dựng NTM ở xã Đạo Đức là thành lập được HTX NTM Đại Phúc để thực hiện chuyển đổi cây trồng, kinh doanh và trồng cây dược liệu quý, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Vũ Văn Thành - Chủ nhiệm HTX cho hay: “HTX được thành lập 2 năm nay, khi có chủ trương hỗ trợ của huyện về chuyển đổi cây trồng.

Hiện HTX đã nghiệm thu hơn 1ha diện tích trồng cây cà gai leo, cây thìa canh, ớt cao sản có hiệu quả kinh tế tốt.

Hoạt động của HTX là hỗ trợ cây giống, phân bón, thu mua sản phẩm theo giá thị trường để người dân yên tâm sản xuất”.

Cũng theo ông Thành, cây dược liệu quý dù đem lại lợi nhuận cao nhưng vẫn là cây trồng mới lạ nên bà con vẫn chưa thật sự tin tưởng vào hiệu quả.

Tuy nhiên, những hộ đầu tiên tham gia HTX đều nhận định rằng các loại cây dược liệu rất dễ trồng, đem lại thu nhập cao hơn so với trồng ngô, lúa trước đây.

Trong năm tới, để khuyến kích tăng diện tích chuyển đổi sang trồng cây dược liệu, HTX sẽ xin hỗ trợ từ xã, huyện để có thể tạo điều kiện nguồn vốn cho những hộ có mong muốn chuyển đổi trồng cây dược liệu.

Ông Mai Văn Quý ở thôn Đại Phúc đã có 2 năm trồng cây dược liệu quý trên diện tích thuê của HTX.

Ông chia sẻ: “Trước đây, vùng đất này trũng chủ yếu là trồng lúa và làm màu vụ đông, chỉ đủ ăn.

Sau đó tôi chuyển sang trồng cây dược liệu gồm cây thìa canh và ớt cao sản.

Theo tính toán, chỉ sau 4 tháng là ớt cho thu hoạch được 1 tấn/sào, số tiền thu về hơn 10 triệu/sào.

Về cây thìa canh, trồng mất khoảng 6-8 tháng sẽ được thu, trồng 1 lần có thể thu hoạch trên 10 năm, mỗi lần thu hái được khoảng 1-1,2 tạ/sào, với giá cả ổn định 35.000 -40.000 đồng/kg.

Trồng cây dược liệu lãi lời cũng gấp 4-5 lần trồng lúa, ngô”.

Xây dựng NTM không chạy theo thành tích

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NTM của xã, ông Nguyễn Văn Khoảng - Chủ tịch UBND xã Đạo Đức cho biết: “Khi bắt đầu đăng ký về đích NTM, xã đã xác định xây dựng NTM không chạy đua thành tích mà phải làm thật để tạo ra thành quả thật.

Làm NTM là để người dân nhận được những ích lợi thấy hiệu quả, không gây lãng phí từ các công trình đặc biệt như đường giao thông, trường học, y tế.

Mục tiêu của Đạo Đức là về đích NTM mới trong năm nay”.

Ông Khoảng cũng cho biết, khi xây dựng NTM, xã đã thực hiện tuyên truyền cụ thể tới từng thôn xóm để nhân dân cùng hiểu, cùng đóng góp xây dựng.

Mỗi cán bộ từ xã tới thôn cũng đóng góp 1 tháng lương để góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng được khang trang hơn.

Bên cạnh đó, xã cũng đang tạo mọi điều kiện để thu hút đầu tư, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ thương mại theo thế mạnh của địa phương và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện.

Kết quả xây dựng NTM của xã Đạo Đức

100% là tỷ lệ đường giao thông đã được cứng hóa.

100% số trường học các cấp đã đạt chuẩn quốc gia.

30 triệu đồng là thu nhập bình quân đầu người mỗi năm.

2,3% là tỷ lệ hộ nghèo hiện nay.

18/19 là số tiêu chí NTM mà xã đã đạt được.


Có thể bạn quan tâm

 Hướng đi mới từ măng tây xanh Hướng đi mới từ măng tây xanh

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã mạnh dạn đưa nhiều loại cây trồng mới vào sản xuất, trong đó việc trồng măng tây xanh đang mở ra một hướng đi tích cực cho bà con nông dân.

03/09/2015
Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê Tây Nguyên ồ ạt trồng tiêu đua nhau chặt bỏ cao su, cà phê

Trong thời gian qua, hàng trăm hécta cao su và cà phê bị người dân Tây Nguyên chặt bỏ để trồng tiêu. Dù việc trồng tiêu ồ ạt sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng nhiều người dân Tây Nguyên bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng địa phương.

03/09/2015
Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân Dịch bệnh trên cây tiêu nỗi sợ của nông dân

Gia đình anh Ma Văn Biểu ở thôn Đắk R’Tăng, xã Quảng Tân (Tuy Đức - Đắk Nông) đã lâm vào cảnh “trắng tay” khi vườn hồ tiêu chưa cho thu hồi vốn đã “vội” chết rụi vì bệnh chết nhanh.

03/09/2015
Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP Phát triển mô hình sản xuất sầu riêng theo VIETGAP

Tam Bình (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) có diện tích trồng sầu riêng chuyên canh khá lớn với hơn 1500 ha, còn lại hơn 100 ha trồng xen với các loại cây ăn trái khác như cây sapo, vú sữa, mít…. Nhằm phát huy thế mạnh của các giống cây ăn trái chủ lực của tỉnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất trái cây an toàn theo tiêu chuẩn GAP; trong thời gian qua, nhờ sự hỗ trợ của các ngành các cấp, các đoàn thể và nhất là của cơ quan khuyến nông, xã Tam Bình đã triển khai xây dựng các mô hình về “Sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP”.

03/09/2015
Nhà vườn trồng thanh long gặp khó Nhà vườn trồng thanh long gặp khó

Hiện nay, nhà vườn trồng thanh long chuyên canh tại các xã thuộc huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang gặp rất nhiều khó khăn do giá thanh long đang nằm ở mức thấp. Hơn nửa, dịch bệnh trên thanh long đang bùng phát một cách khó kiểm soát khiến cho nhà vườn trồng thanh long lo lắng hơn.

03/09/2015