Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Điều Việt Nam Đang Đứng Trước Nhiều Cơ Hội Và Thách Thức

Cây Điều Việt Nam Đang Đứng Trước Nhiều Cơ Hội Và Thách Thức
Ngày đăng: 19/05/2014

Đó là nhận định của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) và các nhà quản lý ngành điều tại hội nghị Điều quốc tế Việt Nam 2014 diễn ra tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ ngày 15 đến 17-5. Tham dự hội nghị có hơn 200 doanh nghiệp, nhà phân phối đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo thông tin từ hội nghị, hiện nay, Việt Nam được coi như một cường quốc về sản suất, chế biến điều, chỉ đứng sau Ấn Độ. Những năm trước đây, diện tích cây điều của nước ta có khoảng hơn 400.000 ha nhưng vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, hiện diện tích trồng điều chỉ còn khoảng hơn 310.000 ha, chủ yếu trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu...

Bình quân sản lượng những năm gần đây khoảng hơn 1,2 triệu tấn điều thô, khoảng 260.000 tấn điều nhân sơ chế và hơn 100.000 tấn vỏ điều chế biến dầu. Kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỉ USD, chỉ đứng sau các mặt hàng xuất nông sản khác như gạo, cao su, cà phê…

Về chế biến sau thu hoạch, hiện Việt Nam có hơn 500 doanh nghiệp, cơ sở và khoảng 333 đơn vị xuất khẩu điều trực tiếp cho hơn 80 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới. Không những đem lại nguồn ngoại tệ xuất khẩu, ngành sản xuất, chế biến điều còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm ngàn lao động ở nông thôn.

Bên cạnh những cơ hội, theo nhận định của một số doanh nhân, nhà quản lý, Hiệp hội Điều Việt Nam thì vẫn còn có những thách thức không nhỏ. Những năm gần đây, diện tích điều của nước ta liên tục thu hẹp; nguyên nhân là do như nông dân chặt bỏ cây điều để trồng cây công nghiệp khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, tái canh vườn điều có năng suất thấp để đưa vào trồng giống điều mới có hiệu quả hơn…

Không những vậy, cây điều của Việt Nam cho năng suất thấp, trình độ thâm canh của nông dân vẫn còn hạn chế, khâu chế biến còn nhỏ lẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt… Trong khi đó, các thị trường xuất khẩu như: Mỹ, Nhật Bản, Úc… lại đòi hỏi rất khắt khe về quy trình sản xuất, chế biến, nếu các doanh nghiệp chuẩn bị không tốt sẽ khó chiếm lĩnh được các thị trường lớn nói trên.

Ông Nguyễn Văn Hòa Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: Cơ hội xuất khẩu đang rộng mở là tín hiệu vui cho ngành Điều trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, muốn điều này mang tính ổn định lâu dài thì ngành sản xuất, chế biến điều vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Chúng ta cần có quy trình cải tạo vườn điều một cách bài bản từ khâu chọn giống điều tốt có năng suất cao hiệu quả hơn, rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu chuyên canh. không chặt bỏ ồ ạt để chạy theo thị trường hiện tại. Song song đó, các ngành chức năng, các địa phương cần tăng cường hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân về cách chăm bón, thu hoạch và sau khi thu hoạch đạt chất lượng cao và nhất là làm tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện tại năng suất của cây điều của Việt Nam chỉ đạt khoảng hơn 1 tấn/ha. Nếu người nông dân làm tốt những kỹ thuật trên thì có thể đạt năng suất 2-3 tấn/ha. Ngoài ra, không chỉ hạt điều mới mang lại giá trị kinh tế mà vỏ điều có thế làm dầu, trái điều làm phân bón...


Có thể bạn quan tâm

Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015
Củ cải trắng Vĩnh Châu Củ cải trắng Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) có chiều dài bờ biển trên 43km. Đây là một vùng đất pha cát, đất giồng, rất phù hợp với việc phát triển hoa màu. Ngoài đặc sản hành tím, Vĩnh Châu còn là nơi nổi tiếng về đặc sản củ cải trắng.

13/05/2015
Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường Hướng đến nền sản xuất lúa thân thiện môi trường

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa gạo lớn nhất của cả nước và đóng vai trò quyết định an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc nông dân canh tác lúa theo phương pháp truyền thống làm phát sinh tình trạng phát thải khí nhà kính, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống.

13/05/2015
Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân Liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị hướng mới cho nông dân

Tại hội thảo triển khai liên kết trồng gấc theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ngày 6-5, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Văn Đon cho biết: Hội thảo mở ra hướng đi mới về gắn kết doanh nghiệp với nông dân trong thực hiện liên kết trồng gấc chuỗi giá trị.

13/05/2015