Cây Điều Ở Mô Hình Thâm Canh Đạt Năng Suất Cao

Niên vụ 2013 - 2014 này, toàn huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) thực hiện được 112,5ha diện tích điều thâm canh tại hai thôn 10 và 11 thuộc xã Đạ Kho. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng gần đây nhất, kết quả cho thấy: Năng suất điều được thâm canh tại xã Đạ Kho đã đạt phổ biến từ 1,2 - 1,5 tấn/ha, một số vườn đạt mức cao nhất là 2 tấn/ha.
Theo đánh giá của UBND huyện Đạ Tẻh, diện tích điều được thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế khá cao; đặc biệt, năng suất đạt được cao gấp đôi so với diện tích điều không được thâm canh hoặc thâm canh không đúng kỹ thuật.
Theo chỉ đạo của UBND huyện Đạ Tẻh, để mở rộng mô hình thâm canh điều đúng kỹ thuật, vừa qua, Trung tâm Nông nghiệp huyện đã mở nhiều lớp tập huấn nhằm hướng dẫn kỹ thuật thâm canh vườn điều cho các hộ dân tại 7 xã trong huyện là Đạ Lây, Hương Lâm, Mỹ Đức, Quốc Oai, Quảng Trị, Triệu Hải và Đạ Pal. Dự kiến trong thời gian tới, diện tích điều thâm canh của huyện Đạ Tẻh sẽ được tiếp tục mở rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài giải Nhất thuộc về đội chủ nhà Hậu Giang; 2 đội Trà Vinh và Tiền Giang cùng đoạt giải Nhì; giải Ba được trao cho các đội Vĩnh Long, Bến Tre và Bạc Liêu; các đội còn lại được nhận giải khuyến khích.

Theo đó, 6 loài cá quý hiếm, đặc sản được tỉnh chú trọng là cá dầm xanh, anh vũ, lăng chấm, chiên, bỗng và cá tầm.

Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp có một hợp phần khá thú vị, đó là “chuyển giao công nghệ SX nông nghiệp các bon thấp”.

Sau hơn 18 tháng triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), môi trường chăn nuôi ở nhiều địa phương của tỉnh Tiền Giang đã chuyển biến tích cực.

Sáng tạo này được chế biến từ những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm tại địa phương, diệt côn trùng gây hại quả mang lại hiệu quả cao.