Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Chuối Giúp Xoá Nghèo Bền Vững

Cây Chuối Giúp Xoá Nghèo Bền Vững
Ngày đăng: 17/02/2014

Những năm gần đây, cây chuối đã khẳng định giá trị kinh tế khi mức thu nhập hiện nay của những hộ trồng chuối đạt từ 30-50 triệu đồng mỗi năm. Nhiều hộ nhờ trồng chuối mà thoát nghèo, có cuộc sống no đủ.

Cây chuối hiện đem lại nguồn thu nhập khá cao cho nông dân trong huyện U Minh (Cà Mau). Chính vì thế, diện tích trồng chuối cũng tăng lên, nhất là ở các ấp trên các lâm phần rừng tràm, nông dân đã tận dụng đất trống của khuôn hộ để trồng chuối.

Ông Phạm Chí Nhẫn, ấp 14, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Mấy năm nay nhờ trồng chuối mà gia đình tôi có dư và nuôi được đứa con học cao đẳng”. Hiện tại, ông Nhẫn có 1.200 m bờ bao trồng chuối (tương đương 0,7 ha) đang ở thời kỳ phát triển tốt.

Ông Nhẫn cho biết, giá chuối hiện tại đang ở mức cao, người trồng chuối rất phấn khởi. Vườn chuối nhà ông Nhẫn mỗi tháng thu hoạch 2 lần, mỗi lần từ 1,2-1,5 triệu đồng. Bắp chuối cũng có giá 4.000 đồng/bắp. Bình quân mỗi tháng ông Nhẫn thu nhập khoảng 4 triệu đồng từ buồng và bắp chuối.

Ông Nguyễn Thành Hiệp, hội viên cựu chiến binh ở ấp 12, xã Khánh Thuận có tới 3.000 m2 đất (khoảng 1,8 ha) bờ bao trồng chuối, mỗi năm mang về thu nhập 70 triệu đồng. Tuy vườn chuối nhà ông Hiệp đã giảm rất nhiều do già cỗi, nhưng mỗi tháng thu nhập từ 4,5 triệu đồng trở lên, riêng tiền bán bắp chuối cũng không dưới 1,5 triệu đồng/tháng.

Nhờ trồng chuối mà nhiều hộ từ nghèo khó nay đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Út ở ấp 14, xã Nguyễn Phích. Trước đây nhà ông Út đông miệng ăn lại có người trong gia đình bị bệnh tật nên rất nghèo. Khi chuối có giá, ông Út chăm sóc lại vườn chuối và có thu nhập ổn định khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nguồn thu này rất ổn định từ vài năm nay nên hộ ông Út đã thoát nghèo và tích luỹ được vốn sản xuất.

Ông Trần Việt Hồng, Bí thư Chi bộ ấp 14, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Thực hiện Nghị quyết 07 của Huyện uỷ U Minh về phát động phong trào tận dụng đất trống để trồng hoa màu, cây ăn trái và các loại cây khác, diện tích trồng chuối trong ấp đã tăng đáng kể. Hiện đa số hộ dân trong ấp đều trồng chuối. Hộ trồng nhiều thì thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng. Hộ trồng ít thì cũng đủ chi phí cho sinh hoạt gia đình hằng ngày”.

Theo ông Phạm Chí Nhẫn, những bờ xáng cao ráo của khuôn hộ rất phù hợp để cây chuối phát triển. Chuối rất dễ trồng và nhanh cho thu hoạch, chỉ khoảng 8 tháng sau khi trồng thì cây chuối bắt đầu trổ buồng và vài tháng sau đã thu hoạch lứa chuối đầu tiên. Vốn đầu tư cho trồng chuối cũng ít, chủ yếu là tiền thuê mướn đắp bờ. Tất cả các hộ dân ở các ấp mới trên lâm phần đều thực hiện được mô hình này.

Các bờ bao đất rừng trên lâm phần U Minh Hạ rất thích hợp cho cây chuối phát triển. Nếu hàng ngàn hộ dân đang sinh sống ở đây tận dụng đất bờ đê bao, đất bờ kinh thuỷ lợi trên phần đất của mình nhận khoán để trồng chuối thì sẽ có nguồn thu ổn định hằng năm. Bờ chuối không những mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện môi trường mà còn là đường băng xanh cản lửa phòng, chống cháy rừng mùa khô.

Với đầu ra ổn định như hiện nay, lợi thế và tiềm năng kinh tế cây chuối ở huyện U Minh sẽ góp phần đáng kể vào công tác xoá nghèo, cải thiện đời sống nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Xã Trường Đông, Hòa Thành Chuyển Đổi Cây Trồng Mang Lại Hiệu Quả Cao Nông Dân Xã Trường Đông, Hòa Thành Chuyển Đổi Cây Trồng Mang Lại Hiệu Quả Cao

Trong những năm gần đây, nông dân xã Trường Đông, huyện Hòa Thành đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Là vùng đất chuyên canh nhản nhưng do giá cả bấp bênh nên một số hộ nông dân chuyển sang trồng bưởi da xanh và quýt đường đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

27/11/2014
Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích Cơ Bản Hoàn Thành Việc Giải Quyết Đất Lâm Nghiệp Bị Bao, Lấn Chiếm, Sử Dụng Sai Mục Đích

Qua 05 năm triển khai thực hiện Quyết định 875 của UBND tỉnh về giải quyết tình trạng đất lâm nghiệp bị bao, lấn chiếm. Đến nay, việc giải quyết tình trạng bao lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích đã cơ bản hoàn thành.

27/11/2014
Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo Năm 2014, Xã Tri Lễ Dự Kiến Trồng Trên 100 Hécta Cây Chanh Leo

Từ chỗ trồng thử nghiệm 2 hécta chanh leo cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đến nay, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) nâng diện tích trên 50 hécta. Cây chanh leo đang hứa hẹn là cây xóa đói, giảm nghèo hiệu quả ở Tri Lễ.

23/06/2014
Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân Tân Châu Có Gần 1.000 Ha Mía Bị Sâu Đục Thân

Niên vụ 2014-2015 Tân Châu có trên 6.800 ha mía, theo trạm bảo vệ thực vật Tân Châu, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại tính đến nay là gần 1.000ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, xã Tân Thành gần 200 ha, xã Suối Dây trên 160 ha…. Tỷ lệ nhiễm từ 5-15%.

27/11/2014
Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định) Thành Công Của Mô Hình Trồng Dưa Lê Ở Nghĩa Thành (Nam Định)

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, vụ xuân năm 2014, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Nam Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Nghĩa Hưng mở rộng mô hình chuyển đổi đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng dưa lê với quy mô 5ha tại xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng).

23/06/2014