Cây Cho... Dầu Cá

Lần đầu tiên, một giống cây có chứa dưỡng chất trong dầu cá đã được lai tạo thành công bằng phương pháp biến đổi gene tại Anh.
Các nhà khoa học đã chọn cây Camelina, một giống cây phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, có nguồn dầu thực vật phong phú để lai tạo. Qua bổ sung, lai ghép với 7 loại gene từ tảo biển, Camelina có khả năng sản sinh ra 2 acid béo omega-3 hữu ích thường có trong dầu cá là acid eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA).
Như chúng ta biết, thịt cá thu và cá hồi hay với gan cá tuyết là nguồn cung cấp acid béo omega-3, trong đó quan trọng nhất là EPA giúp trái tim khỏe mạnh và DHA giúp- giảm thiểu vấn đề liên quan đến thị giác và nhận thức. Tuy nhiên, cách tiếp cận mới này có thể giảm bớt gánh nặng đánh bắt cá để thu dầu trên các đại dương.
Giáo sư Jonathan Napier, chủ trì dự án kéo dài 15 năm qua, cho biết nhóm của ông đã thành công trong việc tạo ra cây Camelina biến đổi gene trong nhà kính và giờ đây thách thức của họ là đưa cây này ra trồng trong thực địa.
Theo các nhà khoa học, trong 10 năm tới, cây trồng biến đổi gene từ tảo biển có thể đóng góp đáng kể để tăng nguồn cung omega-3.
Có thể bạn quan tâm

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.