Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng

Cây Cao Su Lên Núi Đồi Tây Trà Chờ Đợi Và Hy Vọng
Ngày đăng: 27/06/2014

Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.

Trong cái nắng gay gắt của những ngày tháng 6, vượt qua quãng đường dài đồi núi gập ghềnh, theo chân ông Nguyễn Hồng Anh- cán bộ Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi chúng tôi đi tham quan trực tiếp mô hình cây cao su mà Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi đang trồng thí điểm tại xã Trà Khê.

Mặc dù đã được nghe ông Nguyễn Hồng Anh giới thiệu sơ qua nhưng chúng tôi vẫn không khỏi bất ngờ trước những hàng cao su thẳng tấp, xanh ngắt cả vùng đồi núi rộng lớn dưới cái nắng hè như đổ lửa.

Đứng giữa đồi cao su hơn một năm tuổi, ông Nguyễn Hồng Anh giới thiệu cho chúng tôi về quá trình phát triển cây cao su trên vùng đất Tây Trà. "Trước khi trồng thử nghiệm, Công ty đã thực hiện rất kỹ lưỡng việc khảo sát, đánh giá điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phân tích các điều kiện liên quan.

Vì thế, cây cao su ở đây phát triển rất tốt, tỷ lệ cây cao su trồng sống đạt 90%. Đặc biệt, cây cao su trồng trên vùng đất Tây Trà này phát triển tốt hơn một số vùng ở các tỉnh phía Bắc"- ông Nguyễn Hồng Anh cho biết.

Minh chứng cho sự phát triển tốt của cây cao su trên đất Tây Trà, ông Nguyễn Hồng Anh phấn khởi cho biết: Sau hơn 1 năm trồng, nhưng cây đã cao hơn 1m, các chỉ tiêu sinh trưởng như số tầng lá, vòng thân, tình hình sâu bệnh hại... đều đáp ứng yêu cầu và vượt các chỉ tiêu theo quy định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đây là tín hiệu đáng mừng để tiếp tục mở rộng nhanh về quy mô diện tích trong thời gian tới của đơn vị.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Tây Trà đã được UBND tỉnh cho chủ trương từ năm 2012 và được chấp thuận của UBND huyện Tây Trà cho Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi trồng thử nghiệm 200ha cao su trên địa bàn huyện Tây Trà.

Trong năm 2013, với sự nỗ lực quyết tâm trồng mới tại huyện Tây Trà, đơn vị đã trồng được diện tích 70ha tại thôn Hà và thôn Sơn xã Trà Khê. Dự kiến, trong năm 2014 sẽ tiếp tục mở rộng phát triển trồng mới từ 200- 300 ha tại xã Trà Khê và Trà Phong.

Cao su là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhiều mặt như lấy mủ, hạt, gỗ... nên bắt đầu từ những tín hiệu tốt trong việc triển khai thí điểm cây cao su đã mở ra rất nhiều hy vọng cho lãnh đạo và người dân vùng hưởng lợi.

"Không chỉ góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường… mà cây cao su phát triển còn mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp tại địa phương, đưa cây cao su trở thành cây có ưu thế trong quá trình tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân, thay đổi nhận thức trong việc chuyển cơ cấu cây trồng phù hợp với tình hình địa phương, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững"- ông Đỗ Minh Lâm- Phó Chủ tịch UND huyện Tây Trà kỳ vọng.

Nói về những khó khăn đối với việc trồng cây “vàng trắng” nơi vùng cao Tây Trà, theo báo cáo của công ty, đây là lần đầu tiên dự án phát triển cao su được thực hiện tại huyện miền núi Tây Trà, nơi tập trung sinh sống của bà con đồng bào Cor với nhận thức và tập quán còn nhiều hạn chế nên việc thay đổi cơ cấu cây trồng, tạo sự đổi mới trong tư duy và nhận thức bà con còn nhiều khó khăn; cùng với đó địa hình giao thông khó khăn, đặc biệt là mùa mưa... nên việc phát triển cây cao su cũng không hề đơn giản.

Mặc dù với những khó khăn bước đầu, song với những triển vọng của cây cao su trên đất Tây Trà cùng với những cơ chế, chính sách khuyến khích có hiệu quả, tin rằng cây cao su sẽ tạo ra sự bứt phá, góp phần giảm nghèo cho huyện nghèo trong tương lai không xa.


Có thể bạn quan tâm

Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.

17/03/2014
Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ

Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.

20/02/2014
Tích Cực Phòng, Trừ Bệnh Phồng Lá Chè Tích Cực Phòng, Trừ Bệnh Phồng Lá Chè

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 19 nghìn ha chè, trong đó có gần 17 nghìn ha chè kinh doanh; 70 vườn ươm giống chè, hiện các hom giống đang ở giai đoạn nẩy mầm, mọc rễ. Tuy nhiên, gần 1 tháng qua, thời tiết âm u, mưa phùn, độ ẩm cao trên 90% nên lác đác một số nơi đã xuất hiện bệnh phồng lá chè.

17/03/2014
Nhà Vườn Trúng Giá Xoài Đầu Vụ Nhà Vườn Trúng Giá Xoài Đầu Vụ

Xoài cát Hòa Lộc là 1 trong 7 chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, với diện tích 4.700 ha trồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy; là loại trái cây đặc sản của tỉnh, cũng là sản phẩm trái cây đầu tiên của vùng ĐBSCL được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

17/03/2014
Nuôi Ốc Nhồi Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Ốc Nhồi Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Những năm gần đây, từ việc nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm, thu nhập của nhiều nông dân xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội được nâng cao rõ rệt.

20/02/2014