Cây Ca Cao Nhiễm Bệnh Ở Đồng Nai

Những năm gần đây, trồng ca cao là một hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai). Chỉ riêng tại Hưng Lộc, xã có diện tích trồng ca cao nhiều nhất huyện, đã có trên 80 hécta.
Cây ca cao dễ trồng, không tốn nhiều diện tích đất vì có thể trồng xen dưới tán cây điều và một số cây lâu năm khác, trong khi giá bán những năm qua đều khá cao và ổn định. Thế nhưng, năm nay khi mùa thu hoạch gần kề, người trồng ca cao lại đang điêu đứng vì cây nhiễm nấm bệnh làm hư trái, gây thiệt hại từ 30 - 70% sản lượng.
Theo các nhà vườn, những năm trước cây ca cao cũng bị nhiễm nấm và một số loại bệnh khác nhưng phun xịt thuốc phù hợp là cây nhanh chóng phục hồi và cho năng suất ổn định. Chỉ riêng năm nay, khi cây ra trái một thời gian ngắn thì xuất hiện nhiều đốm nhỏ trên trái, sau đó lan ra toàn trái và bị thối rụng. Tình trạng này diễn ra tại nhiều vườn và lây lan nhanh làm nhiều nhà nông điêu đứng vì đứng trước nguy cơ thua lỗ. Điển hình như vườn ca cao 1 hécta được 4 năm tuổi của gia đình ông Lê Văn Sách ở ấp Hưng Nghĩa, xã Hưng Lộc.
Năm ngoái trên diện tích này, ông thu về khoảng 2 tấn trái, sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông lời gần 10 triệu đồng. Thấy hiệu quả khá cao, vụ này ông đầu tư gần 10 triệu đồng mua phân bón để chăm sóc, ban đầu vườn ca cao ra hoa đậu trái rất đều nhưng khi trái đang phát triển tốt thì nấm xuất hiện và lây lan nhanh làm năng suất cây giảm khoảng 30% so với năm ngoái. Ông Sách cho biết: “Ca cao năm nay gặp mưa nhiều lúc ra hoa, bị bệnh nấm gây thối trái nhiều làm nông dân chúng tôi thua lỗ. Năm ngoái tôi thu được 2 tấn trái thì năm nay dự tính chỉ khoảng 1,2 - 1,3 tấn, thất thu khoảng 700 kg“.
Đến nay, Hưng Lộc đã có gần 50% diện tích trồng ca cao bị nhiễm nấm bệnh khiến nhiều nhà vườn bị thiệt hại. Cá biệt, có hộ bị thiệt hại nặng, năng suất giảm đến 70% như hộ ông Phạm Văn Đồng. “Mọi năm ca cao bị nhiễm nấm không nhiều, riêng năm nay nấm phát triển và khó diệt trừ. Tôi tính thực tế theo trái phải mất 70% là bị nấm khô, nhiều cây khô chỉ còn 3 - 4 trái. Loại nấm này tôi cũng chưa biết nó là nấm gì?” - ông Đồng ngao ngán nói. Ông còn cho biết thêm, năm ngoái 400 cây ca cao trong vườn ông thu hoạch được 1,5 tấn nhưng năm nay chắc chắn là dưới 1 tấn.
Trước tình hình trên, ông Lê Minh Tôn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca cao xã Hưng Lộc, cho biết câu lạc bộ đã vào cuộc và tìm ra nguyên nhân nấm gây bệnh trên cây là do nấm phi-tốp (phytophthora): “Câu lạc bộ chúng tôi đã khuyến cáo toàn bộ hội viên sử dụng phân chuồng trộn với tri-cô-péc-ma (trichoderma) để đối kháng với nấm phi tốp, sau khi phát hiện những trái do nấm phi-tốp gây ra thì phải hái thu gom lại, đồng thời đào hố chôn và rắc vôi bột để tiêu hủy các mầm bệnh không cho lây lan”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày qua, thông tin một số hộ chăn nuôi heo ở tỉnh Đồng Nai tiếp tục sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã khiến người tiêu dùng và các hộ chăn nuôi chân chính ở vùng Đông Nam bộ hết sức lo ngại. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý Nhà nước đã kiến nghị xử lý hình sự những người dùng chất cấm trong chăn nuôi.

Trước khi bắt tay vào nuôi vịt trời như hiện nay, anh Đào Duy Khương (thôn 2, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng đã có vài năm công tác tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Công nghiệp tàu thuỷ Bến Kiền (TP Hải Phòng). Một thời gian sau thì anh lấy vợ là giáo viên ở Hải Hà, lần lượt sinh 2 con gái. Lương “ba cọc ba đồng”, lại xa nhà nên anh không giúp đỡ gì được vợ con.
Quanh năm gắn bó với ruộng đồng, ông Phạm Văn Long (ấp An Phú A, xã Long An - Long Hồ - Vĩnh Long) đã dành trọn tình yêu cho cây lúa. Bằng sức sáng tạo, ông liên tiếp gặt hái thành công trong việc sáng chế máy chà lúa và lai tạo nhiều giống lúa mới.

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.