Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Ca Cao Chịu Phận Bạc

Cây Ca Cao Chịu Phận Bạc
Ngày đăng: 15/02/2014

Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển cây ca cao. Tuy nhiên, cây ca cao Việt Nam đang chịu cảnh “phận bạc”- đó là chưa được quan tâm đầu tư, sản xuất một cách thích đáng...

Cung không đủ cầu...

Chưa bao giờ cơ hội cho Việt Nam phát triển diện tích và sản lượng ca cao lại “sáng” như hiện nay. Bởi nhu cầu sử dụng hạt ca cao trên thế giới liên tục tăng những năm gần đây, dẫn đến tình trạng cung không đủ cầu, và giá ca cao thì luôn có xu hướng đi lên.

Ông Gricha Safarian-Tổng Giám đốc Công ty Puratos Grand - Place Việt Nam (chuyên sản xuất chocolate) đánh giá: Chất lượng ca cao Việt Nam tốt hơn nhiều nước trên thế giới do kỹ thuật canh tác của nông dân. Có thể nói Việt Nam có một lợi thế lớn về thổ nhưỡng, địa hình, chi phí đầu tư thấp để phát triển cây ca cao; lại đang được giới kinh doanh “để mắt” và còn ở ngay một thị trường tiêu thụ ca cao rất lớn là Trung Quốc...

Tuy nhiên, thực tế hiện nay sản lượng ca cao Việt Nam cung ứng cho thị trường lại đang quá thấp bởi người dân chưa mặn mà với loại cây này. Thậm chí, thời gian gần đây, nhiều thông tin rộ lên tình trạng nông dân khắp nơi đang ào ạt đốn bỏ cây ca cao trồng cây có múi. Nguyên nhân là do giá ca cao xuống thấp, trong khi đó giá trái cây có múi như bưởi da xanh, cam sành, chanh... lại ở mức cao.

Ông Lucas Van Maarschalkerweerd - Tổng Thư ký Hiệp hội Ca cao châu Á đã từng thốt lên rằng, Việt Nam có triển vọng phát triển ca cao nhưng tiếc thay lại chưa biết tận dụng. Theo ông, hiện cung - cầu ca cao trên thế giới tương đối ổn định ở mức 4 triệu tấn/năm kéo theo cơ hội không nhỏ cho cây ca cao Việt Nam tham gia vào thị trường ca cao thế giới. “Làm tốt kỹ thuật canh tác (nước, phân bón), năng suất ca cao Việt Nam hoàn toàn có thể đạt từ 1,5 tấn/ha trở lên và đem lại lợi nhuận tốt”- ông Maarschalkerweerd nhấn mạnh.

Cần vị trí xứng đáng

Các chuyên gia nông nghiệp cho biết, hiện nay chúng ta đã xây dựng được quy trình sản xuất trồng trọt - lên men - sơ chế ca cao đạt chuẩn theo tiêu chí nông sản tốt bền vững. Tuy vậy, trong quá trình sản xuất cũng bộc lộ một số điểm yếu như một số hộ trồng không đúng quy trình, cây giống kém chất lượng, trồng tràn lan không trong vùng quy hoạch, dịch bệnh phát sinh...

Cây ca cao Việt Nam lẽ ra phải có một vị trí xứng đáng vì đầu tư cho loại cây này không nhiều, thị trường tiêu thụ nội địa lại khá tốt, có tiềm năng hơn cả so với một số loại cây công nghiệp khác như cà phê. Nhu cầu sử dụng sản phẩm từ ca cao trong chế biến đồ ăn, thức uống cũng nhiều hơn so với cà phê.

Tính đến tháng 6.2012, số liệu không đầy đủ, diện tích ca cao cả nước trên 21.000ha, tập trung hơn 50% ở Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Theo GS Nguyễn Văn Uyển- nguyên Ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình cây ca cao quốc gia, giá ca cao luôn cao hơn giá cà phê. Nhu cầu ca cao trên thị trường thế giới tăng trung bình khoảng 2-3%/năm. Cây ca cao đem lại hiệu quả kinh tế cao, với mức giá luôn ổn định trên 1.000 USD/tấn trong vòng 10 năm nay.

Nhiều tổ chức quốc tế cũng đang có nguyện vọng trực tiếp đầu tư hỗ trợ giúp cho nông dân trồng ca cao, cử các chuyên gia chuyên về phòng trừ sâu bệnh đến Việt Nam huấn luyện kỹ thuật cho nông dân, phát triển thị trường thu mua ca cao, thành lập các tiêu chuẩn và phương pháp phân loại chất lượng ca cao... Vấn đề còn lại là Việt Nam có những bước đi như thế nào để tận dụng và phát triển cây ca cao xứng với tiềm năng.


Có thể bạn quan tâm

Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá

Vụ khoai mỡ năm 2015, nông dân vùng Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước (Tiền Giang) xuống giống được 413 ha. Đầu tháng 5/2015, bà con đã thu hoạch được tổng cộng 350 ha, đạt trên 70% diện tích. Khoai mỡ trúng mùa, được giá, nông dân lãi cao, rất phấn khởi.

13/05/2015
Hồ tiêu giá cao cũng lo Hồ tiêu giá cao cũng lo

Hồ tiêu trở thành hiện tượng cá biệt so với các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam khi điệp khúc “được mùa, mất giá” không diễn ra từ năm 2007 đến nay. Giá hồ tiêu nông dân bán luôn ở mức cao và theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước, hiện nay ở mức cao kỷ lục 200.000 đồng/kg.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Sáng tạo diệt chuột vùng biên Sáng tạo diệt chuột vùng biên

“Giặc chuột” trở thành vấn nạn lớn nhất đối với nông dân canh tác lúa vùng biên giới. Ngoài lượng chuột tại chỗ, còn có “đội quân chuột” từ Campuchia di chuyển sang nên khó diệt hết bằng các phương pháp truyền thống. “Trong cái khó ló cái khôn”, nông dân vùng biên đã nghĩ ra cách thu gom chuột hiệu quả, vừa tăng thu nhập, vừa bảo vệ mùa màng.

13/05/2015
Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê Đức Cơ (Gia Lai) tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ (Gia Lai) giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

13/05/2015