Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo

Cây Bông Lài Cây Giảm Nghèo
Ngày đăng: 04/08/2014

Bông lài dùng ướp trà, tạo hương vị thơm ngon hơn cho trà và được đông đảo “tín đồ trà” ưa thích. Mặc dù đây không phải là cây chủ lực trong thực hiện chuyển đổi cây trồng của địa phương nhưng chính cây bông lài cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Khmer ở Trà Vinh.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh có khoảng 200 hộ dân đã trồng hơn 43ha cây bông lài, trong đó có hơn 37ha đang cho sản phẩm, đạt sản lượng 2,78 tấn.

Cây bông lài trồng tập trung nơi có đất giồng cát ở TP Trà Vinh và huyện Châu Thành, bình quân mỗi hộ trồng từ 1- 2 công và nhiều nhất là 5 công. Đây là một loại cây trồng khác với các loại hoa màu khác. Người trồng thu hoạch bông mỗi ngày. Nhiều hộ dân nhờ cây bông lài này đã giải quyết được việc làm ở nông thôn và giảm được nghèo.

Theo một số hộ nông dân có kinh nghiệm trồng cây bông lài: “Cây bông lài rất dễ trồng mà hiệu quả lại cao, song phải chịu khó thường xuyên chăm sóc làm cỏ, bón phân… sớm phát hiện các loại sâu bệnh mà phòng trị kịp thời. Thời điểm thu hoạch thường theo nhu cầu của khách hàng.

Nếu khách hàng ở tỉnh xa, cần nhiều thời gian vận chuyển thì phải thu hoạch bông từ 13- 17 giờ, để sáng hôm sau giao cho khách hàng, còn nếu ở trong tỉnh thì tùy theo từng thời điểm mà thu hoạch.

Ở đây thường trồng cây bông lài theo phương pháp nhánh ghép. Trồng được 3- 4 tháng là bắt đầu thu hoạch nhưng năng suất không cao. Khoảng 1- 2 năm thì năng suất mới đạt đến đỉnh điểm. Mùa thuận thường vào tháng 2, tháng 3, năng suất hơn 10 kg/ngày cho mỗi công, giá từ 50.000- 80.000 đ/kg.

Như anh Thạch Kim Sanh (ấp Bình La, xã Lương Hòa- Châu Thành) gia đình tận dụng hơn 3.000m2 đất giồng cát quanh nhà trồng cây bông lài. Hiện diện tích trồng cây bông lài của gia đình anh đã được hơn 3 năm tuổi.

Nếu tính bình quân mỗi ngày gia đình anh thu hoạch được 8 kg/công thì với giá 50.000 đ/kg, mỗi tháng gia đình anh bán được hơn 12 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nhân công hái bông, làm cỏ, phân bón, gia đình còn lời hơn 8 triệu đồng.

Ngoài ra, từ cây bông lài, gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương như: làm cỏ, hái bông… Anh còn có nguồn thu từ bán nhánh ghép (tỷ lệ nhánh sống đạt 100%).

Anh cho biết kinh nghiệm trồng cây bông lài: “Nhà tôi trồng cây bông lài cha truyền con nối. Kỹ thuật trồng thì đào hộc như dưa hấu, bón phân chuồng với phân lân và phải nhổ cỏ cho sạch, chăm sóc thường xuyên. Tháng khô thì phải 3- 4 ngày tưới nước 1 lần. Theo tôi, trồng lài này lời gấp 4- 5 lần trồng lúa”.

Từ hiệu quả của cây bông lài, nông dân ở địa phương coi đây là loại cây trồng “lấy ngắn nuôi dài” nên thường trồng xen với các loại hoa màu khác, vừa ít tốn tiền đầu tư vừa thuận tiện trong việc chăm sóc mà có hiệu quả cao hơn trồng đơn thuần một cây giống.

Đây không phải là một cây trồng chủ lực ở địa phương nhưng địa phương vẫn khuyến khích bà con trồng, bởi vì khi phát triển cây bông lài song song với một số cây trồng khác giúp cho bà con nâng cao được thu nhập. Hiện nay ở địa phương đã có nhiều hộ khấm khá từ trồng cây bông lài.


Có thể bạn quan tâm

Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp) Cơ hội mở cửa cho nhãn Châu Thành (Đồng Tháp)

Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

23/04/2015
Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài Tôm chết hàng loạt vì nắng nóng kéo dài

Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.

23/04/2015
Độc đáo cá chép giòn Độc đáo cá chép giòn

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

23/04/2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển?

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

23/04/2015
Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao

23/04/2015