Cây Bơ Booth 7 Ở Đức Mạnh (Đắk Nông)

Nếu như nhiều hộ dân khác thường có tâm lý coi cây bơ là cây trồng phụ xen trong vườn, rẫy thì chị Nguyễn Thị Mộng Vân ở thôn Đức Thành, xã Đức Mạnh (Đắk Mil - Đắk Nông) lại có cái nhìn khác.
Trong những năm qua, chị trồng, chăm sóc trên 2,5 ha giống bơ Booth 7 và đã đem lại nguồn thu lớn cho gia đình.
Theo chị Vân thì bơ Booth 7 là giống nhập ngoại, được Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đưa vào trồng thử nghiệm. 7 năm trước, khi các nhà khoa học giới thiệu giống bơ này, chị đã mạnh dạn trồng. Nhờ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, cộng với việc được chăm sóc đúng quy trình, kỹ thuật nên bơ Booth 7 nhanh chóng đem lại hiệu quả.
Về những ưu điểm của giống bơ Booth 7, chị Vân cho biết: “Do hình thù trái tròn, vỏ màu xanh đen, dày cứng và chắc nên bơ Booth rất thuận tiện khi vận chuyển. Từ khi hái xuống đến lúc chín thì giống bơ này phải từ 5-7 ngày. Vỏ dày, cơm vàng, dẻo và không nhão. Đặc biệt, cơm bơ cứng có thể nạo, thái... nên người dùng có thể chế biến được các món ăn khác nhau như salat, gỏi...
Giống bơ này còn có thời điểm thu hoạch muộn hơn khoảng 2 tháng so với các loại bơ khác, thường là vào cuối tháng 11 và tháng 12 nên hàng không bao giờ phải chịu cảnh “dội chợ”. Hiện trang trại của chị đã trồng được 1.000 cây với khoảng cách 7m x 7m, trong đó hơn 500 cây cho trái, cây rất lớn và nhiều trái, rất ít bị sâu bệnh.
Do được chăm sóc tốt, mỗi cây có thể thu về từ 70 kg-100 kg/năm. Nếu tính mức giá trung bình là 20.000 đồng/kg thì một cây bơ cũng đem về 2 triệu đồng. Với 500 cây, gia đình thu về cả tỷ đồng/năm. Việc chăm sóc giống bơ nhập ngoại này cũng giống như những cây bơ khác.
Theo ông Lê Văn Điệp, Trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk Mil thì địa phương có đặc điểm khí hậu và đất đai phù hợp với cây bơ. Nhiều năm qua, bà con cũng đã chú trọng trồng xen bơ vào vườn cà phê để làm cây che bóng, tăng thu nhập.
Tuy nhiên, qua mô hình trồng bơ thuần của gia đình chị Vân thì cũng đã mở ra một hướng phát triển mới cho cây bơ. Từ đây, ngành nông nghiệp huyện sẽ đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nông dân các xã, thị trấn đến học tập, nhân rộng ở những nơi có điều kiện phù hợp nhằm tăng thu nhập, làm giàu một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020, huyện Bình Đại đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 1107, ngày 22-5-2014 xác định thủy sản là then chốt để tập trung tái cơ cấu.

Thủy sản Alaska đã được XK đến nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ qua trung gian Bồ Đào Nha và Na Uy, trong khi XK trực tiếp còn hạn chế. Từ khi chương trình kết nối người mua và người bán được Viện tiếp thị thủy sản Alaska thực hiện năm 2011, NK thủy sản Alaska của Brazil tăng đáng kể.

Kể từ đầu tháng 7, giá tôm đã tăng do nhu cầu từ các thị trường phương Tây tăng trở lại. Nhu cầu NK từ Nhật Bản vẫn còn chậm. Trong quý I/2014, sản lượng tôm nuôi trên toàn thế giới vẫn thấp hơn mức dự kiến. Tuy nhiên, NK vào các thị trường Mỹ và EU tăng lên. Sản lượng tôm nói chung ở mức thấp đã đẩy giá tôm tăng lên. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á tiếp tục tăng cường nguồn cung tôm nguyên liệu thông qua NK từ Nam Á và Mỹ Latinh.

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.

Ông Trần Văn Kế, ngư dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên - An Giang), cho biết, khoảng một tuần nay, giá cá chim trắng chỉ còn 16.000 đồng/kg - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Thấy cá rớt giá, nhiều hộ đổ xô bán để cắt lỗ, thương lái lợi dụng tình trạng này “ép giá” ngư dân.