Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cày Ải Quyết Định Thành Công Vụ Mùa

Cày Ải Quyết Định Thành Công Vụ Mùa
Ngày đăng: 19/03/2013

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.

Để việc cày ải phơi đất thuận lợi hơn, Sở NN&PTNT hướng dẫn nông dân thu hoạch trà lúa vụ 2 đến đâu thì cày ải đến đó. Qua đó nhằm tránh tình trạng đất ruộng bị khô cứng do để lâu không cày ải phơi đất được.

Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, khẳng định, cày ải phơi đất không chỉ tiêu diệt được cỏ dại và các mầm bệnh lưu truyền trong đất từ vụ này sang vụ khác mà còn có tác dụng cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường lượng ô-xy trong đất; giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng như H2S, CH4; cải tạo phèn, làm cho đất tơi xốp.

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh phấn đấu xuống giống khoảng 37.000 ha, tập trung chủ yếu ở các địa bàn vùng ngọt: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau. Tuy đã được khuyến cáo ngay từ đầu nhưng việc cày ải vẫn còn gặp khó.

Một phần do bà con thu hoạch trà lúa vụ 2 không đồng loạt, đan xen nhau làm cho việc đưa máy cày vào đồng ruộng gặp nhiều bất lợi. Vì thế, nhiều nơi đất gò, thu hoạch trước, đất ruộng khô cứng, không cày ải được.

Anh Nguyễn Văn Toàn, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, cho biết, do đất gò lại nằm trong ruột, phải đợi mọi người xung quanh thu hoạch hết, máy cày mới vào được nên đất bị khô cứng không cày ải được, đành chấp nhận đợi mưa xuống cày giòn.

Việc cày giòn không cắt được mầm bệnh và cỏ dại mà còn dẫn đến tình trạng gieo sạ trễ mùa vụ, nên khi gặp mưa chụp sẽ gây ngập úng, lúa chết, phải gieo sạ lại, tốn thêm chi phí.

Với tình hình dịch bệnh gây hại lúa hiện nay và đặc thù là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn như Cà Mau, nếu không cày ải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Nhất là việc đợi mưa để cày giòn sẽ làm trễ mùa vụ, không chỉ có nguy cơ sâu bệnh, cỏ dạị mà còn tăng khả năng thiệt hại nếu bị mưa nhiều.

Hệ luỵ là lúa chín muộn, chim chuột tập trung cắn phá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa hè thu, ông Trần Văn Mến, xã Khánh Bình, đúc kết, đốt gốc rạ và cày ải phơi đất có nhiều cái lợi. Không chỉ tăng độ phì nhiêu cho đất, tiêu diệt được cỏ dại và các mầm bệnh lưu truyền mà khi cày ải, sạ khô sẽ giảm được nhiều chi phí. Lúa lên đều khi mưa xuống, ít bị sâu bệnh, lúa phát triển tốt, cho năng suất cao.

Theo dự báo, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Để vụ lúa hè thu năm nay đạt năng suất cao, Sở NN&PTNT khuyến cáo bà con ngoài việc tranh thủ điều kiện thuận lợi cày ải, cần chủ động chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp. Khi mưa xuống tiến hành gieo sạ cho đúng lịch thời vụ, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Vì thế, để có vụ mùa thành công, bà con phải khẩn trương triển khai cày ải.


Có thể bạn quan tâm

Ổi “Siêu Sạch” Ở Quảng Khê Ổi “Siêu Sạch” Ở Quảng Khê

Từ năm 2010, anh Trần Tấn Tâm, trú tại thôn 8, xã Quảng Khê (Đắk Glong - Đắc Nông) đã mạnh dạn đầu tư, đưa giống ổi Trân Châu vào trồng, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

21/06/2013
Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương Cá Rô Phi Lai Xa Cho Thu Lãi 35 - 40 Triệu Đồng/ha Ở Hải Dương

Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.

05/10/2012
Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí Cho Cá Tra Ăn Gián Đoạn Để Giảm Chi Phí

Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...

07/10/2012
Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam Người Đi Đầu Trong Áp Dụng Cơ Giới Hóa Sản Xuất Lúa Ở Hà Nam

Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.

21/06/2013
Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao Nuôi Ba Ba Thu Lợi Nhuận Cao

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…

08/05/2013