Cày Ải Quyết Định Thành Công Vụ Mùa

Cày ải để phơi đất là một giải pháp kỹ thuật đem lại nhiều lợi ích trong vụ lúa hè thu. Ngoài việc hạn chế mầm bệnh, sâu hại, cày ải còn có tác dụng cải tạo đồng ruộng làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu mỡ của đất.
Để việc cày ải phơi đất thuận lợi hơn, Sở NN&PTNT hướng dẫn nông dân thu hoạch trà lúa vụ 2 đến đâu thì cày ải đến đó. Qua đó nhằm tránh tình trạng đất ruộng bị khô cứng do để lâu không cày ải phơi đất được.
Kỹ sư Nguyễn Trần Thức, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, khẳng định, cày ải phơi đất không chỉ tiêu diệt được cỏ dại và các mầm bệnh lưu truyền trong đất từ vụ này sang vụ khác mà còn có tác dụng cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường lượng ô-xy trong đất; giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng như H2S, CH4; cải tạo phèn, làm cho đất tơi xốp.
Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, toàn tỉnh phấn đấu xuống giống khoảng 37.000 ha, tập trung chủ yếu ở các địa bàn vùng ngọt: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh và TP Cà Mau. Tuy đã được khuyến cáo ngay từ đầu nhưng việc cày ải vẫn còn gặp khó.
Một phần do bà con thu hoạch trà lúa vụ 2 không đồng loạt, đan xen nhau làm cho việc đưa máy cày vào đồng ruộng gặp nhiều bất lợi. Vì thế, nhiều nơi đất gò, thu hoạch trước, đất ruộng khô cứng, không cày ải được.
Anh Nguyễn Văn Toàn, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, cho biết, do đất gò lại nằm trong ruột, phải đợi mọi người xung quanh thu hoạch hết, máy cày mới vào được nên đất bị khô cứng không cày ải được, đành chấp nhận đợi mưa xuống cày giòn.
Việc cày giòn không cắt được mầm bệnh và cỏ dại mà còn dẫn đến tình trạng gieo sạ trễ mùa vụ, nên khi gặp mưa chụp sẽ gây ngập úng, lúa chết, phải gieo sạ lại, tốn thêm chi phí.
Với tình hình dịch bệnh gây hại lúa hiện nay và đặc thù là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn như Cà Mau, nếu không cày ải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây lúa. Nhất là việc đợi mưa để cày giòn sẽ làm trễ mùa vụ, không chỉ có nguy cơ sâu bệnh, cỏ dạị mà còn tăng khả năng thiệt hại nếu bị mưa nhiều.
Hệ luỵ là lúa chín muộn, chim chuột tập trung cắn phá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vụ mùa.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa hè thu, ông Trần Văn Mến, xã Khánh Bình, đúc kết, đốt gốc rạ và cày ải phơi đất có nhiều cái lợi. Không chỉ tăng độ phì nhiêu cho đất, tiêu diệt được cỏ dại và các mầm bệnh lưu truyền mà khi cày ải, sạ khô sẽ giảm được nhiều chi phí. Lúa lên đều khi mưa xuống, ít bị sâu bệnh, lúa phát triển tốt, cho năng suất cao.
Theo dự báo, năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Để vụ lúa hè thu năm nay đạt năng suất cao, Sở NN&PTNT khuyến cáo bà con ngoài việc tranh thủ điều kiện thuận lợi cày ải, cần chủ động chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp. Khi mưa xuống tiến hành gieo sạ cho đúng lịch thời vụ, nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Vì thế, để có vụ mùa thành công, bà con phải khẩn trương triển khai cày ải.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Thắng, 18.000 gốc cát tường trong vườn bị trộm ước khoảng 1 tấn hoa; với giá hoa ổn định từ 60.000 - 70.000 đồng/kg, thiệt hại gần 70 triệu đồng. Bà Trần Thị Linh Tiên (vợ ông Thắng) cho biết kẻ trộm đã nhổ cả gốc và còn phá luôn giàn lưới nâng hoa, giẫm đạp cả những luống hoa còn non.

Những nông dân này được Công ty TNHH TM DV-SX-XNK Bảo Ngọc Bình Phước thuê sang Lào trồng lúa sạch từ tháng 6.2014. Ông Nguyễn Văn Trọng (Mười Trọng), Chủ nhiệm Tổ dịch vụ sản xuất nông nghiệp trọn gói ấp 9, cho biết: "Đây là chương trình hợp tác giữa ngành nông nghiệp VN và Lào.

Nguy cơ đất trồng bị thoái hóa và ô nhiễm môi trường tăng cao; sản lượng lúa tăng nhưng không cải thiện được thu nhập của nông dân… đây là hệ quả của việc sản xuất lúa gạo mới chỉ chú trọng đến xuất khẩu, còn lợi ích của người sản xuất chưa được đặt làm trọng tâm.

Trong chuyến công tác, đoàn công tác tỉnh Bình Định đã có dịp tham quan chợ đấu giá Osaka. Sau chuyến tham quan, ai nấy trong đoàn đều cảm thấy buồn, vì chợ đấu giá không có mặt cá ngừ đại dương của Việt Nam, trong khi cá ngừ đại dương của hầu hết các nước trong khu vực đều có.

Kết quả đoàn kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở (1 trường hợp kinh doanh phân bón không đảm bảo chất lượng; 5 trường hợp kinh doanh sản phẩm phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố) và xử lý 2 trường hợp vi phạm nhãn hàng hóa và 1 trường hợp buôn bán thuốc BVTV không có trong doanh mục với số tiền hơn 100 triệu đồng.