Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua

Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua
Ngày đăng: 08/09/2015

Với khoảng 300 cây cau trồng xung quanh nhà và trên rẫy, chị Đinh Thị Vin (xã Sơn Mùa) phấn khởi khoe: Mới đầu vụ thu hoạch nhưng tiền thu về từ cau đã được hơn 3 triệu đồng. Nếu cau vẫn được giá thế này thì khoảng 1 tháng nữa khi vào chính vụ, tiền bán cau quả phải được hàng chục triệu đồng.

Cau thu hoạch được người dân Sơn Tây vận chuyển­ đem bán.

Giá cau được mua tại vườn hiện từ 15 - 17 nghìn đồng/kg cau tươi xô và từ 20 - 22 nghìn đồng/kg cau lựa, gấp từ 2-5 lần so với những vụ trước đó. Hàng ngàn hộ đồng bào Kdong ở đây đang có thu nhập cao từ cau.

Tuy nhiên khác với các vụ trước, thương lái để quả cau già mới mua, vụ này gần như 100% số thương lái đều hỏi mua cau non.

Không chỉ cau có kích cỡ to bằng ngón chân cái người lớn trở lên mà cau vừa ra trái cỡ bằng ngón tay cũng được thương lái đến tận nhà đặt cọc tiền để mua rồi chờ lớn đến bẻ. “Gần cả đời sống ở đây nhưng chưa bao giờ thấy cảnh cau vừa ra trái đã được hỏi mua như năm nay” - già Đinh Văn Sin, ở xã Sơn Dung, bày tỏ.

Chị Võ Thị Nguyên (42 tuổi), một thương lái quê ở xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, cho biết: Do nhiều người đi mua quá nên đành phải chọn cách mua cau vừa ra trái.

Chị Nguyên đặt cọc hơn 7 triệu đồng để “xí phần" cau. Ngoài ra, chị cũng mua đứt thêm 2.000 cây cau khác. Mỗi cây cau bình quân chỉ phải trả 225.000 đồng.

Tiền chị đã đưa ra, nhưng chị phải chờ cả tháng nữa mới có thể thu hoạch cau. Nếu giá cau không hạ, hoặc giảm xuống chút ít thì chị có lợi nhuận, ngược lại, giá chỉ cần xuống ½ thì chị lỗ nặng.

Dù cau đang được giá, nhưng ông Nguyễn Quyết Chiến - Phó phòng NNPTNT huyện Sơn Tây thẳng thắn: Huyện Sơn Tây không khuyến khích người dân phát triển, mở rộng diện tích cau.

Thị trường tiêu thụ quả cau quá bấp bênh, không chắc chắn. Theo các cơ sở chế biến cau ở TP.Quảng Ngãi, toàn bộ số cau mua được sau khi sơ chế bằng cách sấy khô đều chở bán cho Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Không Để Tác Động Tâm Lý Làm Giá Tôm Giảm Mạnh Không Để Tác Động Tâm Lý Làm Giá Tôm Giảm Mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).

23/04/2014
Trảng Bàng (Tây Ninh) Thu Hoạch Hơn 10.000kg Sữa Tươi Mỗi Ngày Trảng Bàng (Tây Ninh) Thu Hoạch Hơn 10.000kg Sữa Tươi Mỗi Ngày

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.

23/04/2014
Phát Triển Cây Hồ Tiêu Ở Vĩnh Linh Phát Triển Cây Hồ Tiêu Ở Vĩnh Linh

Cây tiêu vốn là loại cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), thời gian gần đây giá tiêu lên cao và giữ ở mức ổn định từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.

23/04/2014
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Sáp Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Sáp

Năm 2009, một vài hộ dân thôn Lập Định, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, từ một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng khoai sáp. Với diện tích 4 ha ban đầu, đến nay toàn xã đã có 60 ha trồng khoai sáp.

23/04/2014
Chống Hạn Cho Cây Trồng Chống Hạn Cho Cây Trồng

Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), trong tuần qua, nhiều nơi ở các khu vực Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên không có mưa hoặc mưa nhỏ nên đã xảy ra hiện tượng hạn cục bộ.

23/04/2014