Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua

Cau vừa ra trái bằng ngón tay đã được thương lái đặt mua
Ngày đăng: 08/09/2015

Với khoảng 300 cây cau trồng xung quanh nhà và trên rẫy, chị Đinh Thị Vin (xã Sơn Mùa) phấn khởi khoe: Mới đầu vụ thu hoạch nhưng tiền thu về từ cau đã được hơn 3 triệu đồng. Nếu cau vẫn được giá thế này thì khoảng 1 tháng nữa khi vào chính vụ, tiền bán cau quả phải được hàng chục triệu đồng.

Cau thu hoạch được người dân Sơn Tây vận chuyển­ đem bán.

Giá cau được mua tại vườn hiện từ 15 - 17 nghìn đồng/kg cau tươi xô và từ 20 - 22 nghìn đồng/kg cau lựa, gấp từ 2-5 lần so với những vụ trước đó. Hàng ngàn hộ đồng bào Kdong ở đây đang có thu nhập cao từ cau.

Tuy nhiên khác với các vụ trước, thương lái để quả cau già mới mua, vụ này gần như 100% số thương lái đều hỏi mua cau non.

Không chỉ cau có kích cỡ to bằng ngón chân cái người lớn trở lên mà cau vừa ra trái cỡ bằng ngón tay cũng được thương lái đến tận nhà đặt cọc tiền để mua rồi chờ lớn đến bẻ. “Gần cả đời sống ở đây nhưng chưa bao giờ thấy cảnh cau vừa ra trái đã được hỏi mua như năm nay” - già Đinh Văn Sin, ở xã Sơn Dung, bày tỏ.

Chị Võ Thị Nguyên (42 tuổi), một thương lái quê ở xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, cho biết: Do nhiều người đi mua quá nên đành phải chọn cách mua cau vừa ra trái.

Chị Nguyên đặt cọc hơn 7 triệu đồng để “xí phần" cau. Ngoài ra, chị cũng mua đứt thêm 2.000 cây cau khác. Mỗi cây cau bình quân chỉ phải trả 225.000 đồng.

Tiền chị đã đưa ra, nhưng chị phải chờ cả tháng nữa mới có thể thu hoạch cau. Nếu giá cau không hạ, hoặc giảm xuống chút ít thì chị có lợi nhuận, ngược lại, giá chỉ cần xuống ½ thì chị lỗ nặng.

Dù cau đang được giá, nhưng ông Nguyễn Quyết Chiến - Phó phòng NNPTNT huyện Sơn Tây thẳng thắn: Huyện Sơn Tây không khuyến khích người dân phát triển, mở rộng diện tích cau.

Thị trường tiêu thụ quả cau quá bấp bênh, không chắc chắn. Theo các cơ sở chế biến cau ở TP.Quảng Ngãi, toàn bộ số cau mua được sau khi sơ chế bằng cách sấy khô đều chở bán cho Trung Quốc.


Có thể bạn quan tâm

Người tìm lối ra cho cây măng tây Người tìm lối ra cho cây măng tây

Hơn 10 năm trước cánh đồng thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hoang hóa bạc màu. Từ năm 2010, ND thôn Tuấn Tú đã mạnh dạn trồng cây măng tây. Nhờ vậy, thu nhập của bà con tăng lên đáng kể.

26/10/2015
Chuyện làm đường thần tốc ở thôn Ngầu 1 Chuyện làm đường thần tốc ở thôn Ngầu 1

Đó là tuyến đường bê tông nội thôn chỉ mất 12 ngày cho việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thôn Ngầu 1 xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai). Đây là một dấu ấn mới, một thành tích đáng tự hào trong việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới của thôn Ngầu 1.

26/10/2015
Sáng kiến độc đáo đưa bẹ cây chuối hột xuất ngoại Sáng kiến độc đáo đưa bẹ cây chuối hột xuất ngoại

Ông Nguyễn Phước Quang (ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) đã có sáng kiến độc đáo khi biến phế phẩm của cây chuốt hột thành sợi nguyên liệu để làm nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ…

26/10/2015
Vuông tôm nuốt dần cánh đồng mẫu Vuông tôm nuốt dần cánh đồng mẫu

Vụ mùa vừa qua, hàng chục hộ trồng lúa trong khu vực được quy hoạch cánh đồng mẫu lúa trên địa bàn ấp 3, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình bị thất trắng vì nước nhiễm mặn do một số hộ dân trong khu vực tự ý đưa nước mặn vào nuôi tôm.

26/10/2015
Khắc khoải nguyên liệu sạch Khắc khoải nguyên liệu sạch

Trong khi nhiều mặt hàng nông, thủy sản đang gặp khó về đầu ra thì vẫn có không ít doanh nghiệp tuyên bố: Thị trường không thiếu, giá cả không tệ, nhưng cái chúng ta đang thiếu lớn nhất chính là nguyên liệu sạch!

26/10/2015