Cầu nối cho doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL

Theo bà Katharine Heather, Thương vụ Australia đang làm một báo cáo về kỹ thuật nông nghiệp tại Việt Nam, trong đó có ngành thủy- hải sản ĐBSCL.
Theo tìm hiểu, vùng này có những mặt hàng thủy- hải sản chất lượng tốt nhưng máy móc, công nghệ sử dụng trong đánh bắt, chế biến đã cũ, khó đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các thị trường tiêu thụ khó tính.
Thương vụ Australia hy vọng VCCI Cần Thơ sẽ làm cầu nối giữa DN 2 nước, giúp các DN ngành thủy- hải sản ĐBSCL tiếp cận và cập nhật những công nghệ tiên tiến của Úc.
Ông Nguyễn Phương Lam- Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, VCCI Cần Thơ có thể hỗ trợ kết nối giữa DN hai bên. Hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đang rất cần công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Không chỉ riêng ngành thủy- hải sản, ngành nông nghiệp cũng cần được đầu tư, bởi lượng lúa và trái cây của Việt Nam bị hỏng sau thu hoạch có lúc lên đến 30%.
Tuy nhiên, muốn đưa được kỹ thuật tiên tiến của Australia vào ĐBSCL, cần có một kênh để DN trong vùng tiếp cận thông tin, làm quen dần với công nghệ mới bởi các DN Việt Nam đang thiếu thông tin về thị trường tiềm năng này.
Trước mắt, VCCI Cần Thơ dự kiến sẽ phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP Hồ Chí Minh tổ chức một số hội thảo chuyên ngành trong năm 2016.
Australia là nước có ngành sản xuất, chế biến thủy- hải sản hàng đầu thế giới, đồng thời nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn hiện đã vượt quá khả năng cung ứng trong nước.
Hàng năm, quốc gia này nhập khẩu hơn 200.000 tấn thủy sản, trị giá khoảng 1 tỷ USD, trong đó Việt Nam cung ứng 20% thị phần.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây chỉ 2- 3 năm thôi, đã có nhiều cảnh báo về một đối thủ xuất khẩu gạo mới nổi rất đáng gờm, có khả năng cạnh tranh cao với gạo Việt Nam, đó là Campuchia. Đến nay, đó không chỉ là cảnh báo nữa mà đã thành hiện thực.

Việc cạnh tranh thu mua không lành mạnh giữa các thương lái, thiếu sự can thiệp của chính quyền đã để xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

Sáng 16-9, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động của kinh tế Việt Nam”.

Nông sản vào siêu thị, trăm điều khó Bên cạnh những hạn chế của khâu sản xuất, việc các siêu thị đặt ra quá nhiều yêu cầu về chất lượng sản phẩm, giá thành, chi phí... cũng khiến cho doanh nghiệp nản lòng khi đưa nông sản vào siêu thị.

Siêu thị không phải là kênh phân phối duy nhất để nông sản đến tay người tiêu dùng, nhưng đó là cách cần thiết để quảng bá sản phẩm thương hiệu và tạo đầu ra ổn định. Tuy nhiên, đường vào siêu thị của nhiều nông sản Việt hiện nay còn khá truân chuyên.