Câu Lạc Bộ Trồng Lúa An Toàn, Đoàn Kết

Câu lạc bộ (CLB) trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tuy mới thành lập trên năm nhưng tinh thần đoàn kết rất cao. CLB được thành lập trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và được sự trợ giúp về kỹ năng sinh hoạt nhóm và sự hướng dẫn kỹ trồng lúa an toàn của Công ty Bayer Việt Nam.
CLB được thành lập gồm 16 thành viên với tổng diện tích canh tác là 26 ha, sản xuất lúa chủ yếu lúa cao sản ngắn ngày. CLB trồng lúa thường họp định kỳ hàng quý và đột xuất hàng tháng CLB với các nội dung phòng trừ sâu bệnh trên lúa và các biện pháp canh tác lúa theo quy trình "3 giảm -3 tăng", ứng dụng IPM trong sản xuất...Nhờ vậy, nông hộ trồng lúa đã giảm 20% thuốc BVTV như giảm thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, phun xịt trừ rầy nâu. Bón phân cân đối và bón phân theo bảng so màu lá nên tổng lượng phân bón 20% mà nâng cao năng suất đảm bảo và tăng trên 10% mà lúa lại ít đổ ngã, tỉ lệ hạt gạo đẹp đạt cao, ít bị vỡ hay rạn nứt.
Anh Nguyễn Văn Thôn (Năm Thôn), chủ nhiệm CLB trồng lúa ấp Long Hòa B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước cho biết nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật của Chi cục BVTV và Trạm Khuyến nông huyện, Công ty Giống Tiền Giang và sự trợ giúp của Công ty Bayer Việt Nam, các thành viên CLB được chia sẻ học tập những tiến bộ KHKT và thành lập CLB trên nền tảng vững chắc. Nhờ vậy, lúa sản xuất làm ra hướng tới an toàn, bình quân năng suất lúa trung bình trong năm từ trên 6,5 tấn/ha (vụ Đông-Xuân năng suất từ 7-8 tấn/ha, Hè-Thu từ 6 tấn/ha, Thu - Đông là trên 6 tấn/ha).
Các thành viên trong CLB còn cho biết nông dân trồng lúa an toàn cho công Giống Tiền Giang cho vụ Đông - Xuân với các giống: OM 5954, OM6161, OM4374, OM8323. Với kinh nghiệm từ thực hành và thường thường rèn kỹ năng nói qua sinh hoạt nhóm nên CLB có 6 thành viên tham dự cuộc thi "triệu phú Bayer" vòng đầu đều vượt qua đạt kết quả cao.
Vừa sản xuất lúa an toàn vừa quan tâm trợ giúp nhau với tinh thần láng giềng, các thành viên CLB thường trợ vốn giúp cho anh, em có hoàn cảnh khó khăn như mượn vốn xoay vòng không lãi suất, đầu vụ cấy dần công đầu vụ và cuối vụ hỗ trợ nhau thu hoạch lúa. CLB hiện đã trang bị 4 cái máy cày tay, 2 máy phóng và 2 máy cắt xếp dãy, 10 máy xịt thuốc để phục vụ cho tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn; tuy nhiên, nếu được Nhà nước hỗ trợ mua máy sạ hàng, máy Gặt đập Liên hợp thì CLB sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất lúa an toàn, xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Con dông (hay kỳ nhông) là một loại bò sát thường sống trong môi trường tự nhiên cũng như đang được nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và đã trở thành món ăn đặc sản được nhiều thực khách ưa chuộng. Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thực ở thôn Nam Hà, xã Nam Hà, huyện Lâm Hà mạnh dạn đưa dông về miền đất đỏ cao nguyên để nuôi thử nghiệm và đã có kết quả.

Trong số hàng ngàn hộ nông dân trồng dừa thì gia đình ông Trần Văn Lẹ, SN 1964, ấp Phú Quới, xã Tân Hội, huyện Mỏ Cày Bắc là một điển hình.

Dù giá cao từ đầu vụ nhưng nhiều nông dân trồng tiêu quyết không bán vì dự đoán giá còn tăng nhờ lên mạng tìm hiểu thông tin thị trường thế giới. Chỉ sau vài tháng, nhiều người có lời hàng trăm triệu đồng

Vụ xoài 2012, nhà vườn chuyên canh đặc sản xoài cát Hòa Lộc tỉnh Tiền Giang trúng mùa và trúng giá, đời sống khấm khá. Với giá thương lái thu mua lúc cao điểm đạt kỷ lục 55.000 - 60.000 đồng/kg loại thượng hạng và tiếp tục giữ ở ổn định mức 20.000 - 22.000 đồng/kg lúc thu hoạch rộ, mỗi ha xoài cát Hòa Lộc cho giá trị sản lượng từ 300 - 400 triệu đồng, trong đó lãi ròng 40 - 50%, trở thành một trong những cây trồng hiệu quả kinh tế cao nhất tại địa phương.

Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 20.5, dịch lợn tai xanh đã xuất hiện tại 8 tỉnh gồm: Điện Biên, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Lai Châu.