Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…
Trước đây người nông dân Ân Thạnh làm vườn trồng tiêu theo lối tự phát. Hầu hết các hộ trồng tiêu theo hình thức quảng canh, chưa được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu một cách bài bản. Nhằm giải quyết những bất cập, định hướng phát triển cây tiêu bền vững, giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân huyện đã thành lập các CLB sở thích trồng tiêu, trước hết là CLB ở Ân Thạnh.
CLB trồng tiêu ở xã Ân Thạnh có 28 hộ nông dân tham gia. Anh Lê Văn Phước, một tổ trưởng của CLB, cho biết: “Từ khi tham gia sinh hoạt CLB, anh em trồng tiêu ở đây đã cởi mở với nhau hơn, không còn mạnh ai nấy làm, mà sẵn sàng trao đổi những kinh nghiệm hay, những khó khăn vấp phải trong kỹ thuật trồng, chăm bón cây tiêu”.
Điều mà anh Phước tâm đắc và được anh em hội viên trong CLB áp dụng là kinh nghiệm sử dụng trụ tiêu và làm hệ thống tưới phun. Theo kinh nghiệm, dùng gạch, đá làm trụ tiêu, tính lâu dài đỡ tốn kinh phí hơn, tiết kiệm được diện tích, cây tiêu ít sâu bệnh và cho năng suất cao.
Còn trồng bằng trụ gỗ thì chi phí đầu tư lớn hơn nhiều, thời gian nắng, mưa tạo cho gỗ phát sinh nhiều loại nấm bệnh gây ảnh hưởng đến cây tiêu, làm cho tiêu bị nhiễm bệnh và chết. Còn việc đầu tư làm hệ thống nước tưới tiêu bằng đầu phun, tuy vốn ban đầu nhiều nhưng tiện lợi và hiệu quả rõ rệt. Hiện nay hầu hết hội viên CLB đã đầu tư xây trụ bằng gạch và xây dựng hệ thống tưới phun cho tiêu.
28 hộ trong CLB trồng hơn 5.000 gốc tiêu, trong đó tiêu trồng trụ xây gạch chiếm hơn 2/3, nhiều nhất là hộ anh Lê Văn Phước, anh Lê Văn Chức, với khoảng 600 gốc tiêu/hộ. Thu nhập từ cây tiêu bình quân khoảng 50 triệu đến 100 triệu đồng/hộ/năm. Riêng về cây giống, hội viên đều tìm giống tiêu có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, cho năng suất cao, như giống tiêu Vĩnh Linh, hầu hết các giống tiêu không phù hợp được loại bỏ.
Để giúp hội viên có vốn đầu tư phát triển vườn tiêu, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện lập dự án hỗ trợ vốn cho 10/28 hộ trong CLB với số tiền 200 triệu đồng. Đồng thời, từ kinh phí hỗ trợ của huyện, Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng mô hình sử dụng phân sinh học và hướng dẫn cách phòng bệnh cho cây tiêu, đem lại kết quả khả quan cho 50 hộ trồng tiêu trong huyện, trong đó có một số hội viên CLB trồng tiêu Ân Thạnh.
Những vườn tiêu của hội viên CLB trồng tiêu Ân Thạnh đang phát triển xanh tốt, trổ những chùm hoa trông thật bắt mắt, hứa hẹn một mùa bội thu; cùng với giá cả và đầu ra trên thị trường hiện nay rất ổn định (120-140 ngàn đồng/kg) sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho đời sống của người trồng tiêu ở Ân Thạnh nói riêng, Hoài Ân nói chung ngày một phát triển ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, phần lớn các nông hộ chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay mượn bạn bè, người thân trồng tái canh càphê, không “mặn mà” với nguồn vốn vay của Agribank (Agribank) trong gói hỗ trợ 3.000 tỷ đồng.

Người nuôi tôm, cá tra lại “treo” ao vì thua lỗ do dịch bệnh, giá thành nuôi cao, bị nhiều khâu trung gian “hớt” hết lợi nhuận. Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản liên tục tụt giảm, rơi vào thời điểm bế tắc.
455 kg vịt thương phẩm Trung Quốc nhập lậu vừa bị lực lượng Kiểm soát Hải quan bắt giữ rạng sáng nay tại khu vực biên giới Cao Bằng.

Cách đây nửa tháng, thanh long Bình Thuận loại ngon bán tại các chợ có giá 35.000-40.000 đồng/kg, nhưng hiện chỉ còn 10.000 đồng/kg đổ đống bán khắp vỉa hè Hà Nội.

Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi nên trong năm 2014 tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Đồng Tháp giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, năm qua ngành thú y đã kiểm soát tốt các dịch bệnh nguy hiểm như: cúm gia cầm; lở mồm long móng (LMLM), tai xanh trên gia súc.