Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển

Câu Lạc Bộ Sở Thích Trồng Tiêu Xã Ân Thạnh Giúp Hội Viên Cùng Phát Triển
Ngày đăng: 03/12/2013

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…

Trước đây người nông dân Ân Thạnh làm vườn trồng tiêu theo lối tự phát. Hầu hết các hộ trồng tiêu theo hình thức quảng canh, chưa được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu một cách bài bản. Nhằm giải quyết những bất cập, định hướng phát triển cây tiêu bền vững, giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân huyện đã thành lập các CLB sở thích trồng tiêu, trước hết là CLB ở Ân Thạnh.

CLB trồng tiêu ở xã Ân Thạnh có 28 hộ nông dân tham gia. Anh Lê Văn Phước, một tổ trưởng của CLB, cho biết: “Từ khi tham gia sinh hoạt CLB, anh em trồng tiêu ở đây đã cởi mở với nhau hơn, không còn mạnh ai nấy làm, mà sẵn sàng trao đổi những kinh nghiệm hay, những khó khăn vấp phải trong kỹ thuật trồng, chăm bón cây tiêu”.

Điều mà anh Phước tâm đắc và được anh em hội viên trong CLB áp dụng là kinh nghiệm sử dụng trụ tiêu và làm hệ thống tưới phun. Theo kinh nghiệm, dùng gạch, đá làm trụ tiêu, tính lâu dài đỡ tốn kinh phí hơn, tiết kiệm được diện tích, cây tiêu ít sâu bệnh và cho năng suất cao.

Còn trồng bằng trụ gỗ thì chi phí đầu tư lớn hơn nhiều, thời gian nắng, mưa tạo cho gỗ phát sinh nhiều loại nấm bệnh gây ảnh hưởng đến cây tiêu, làm cho tiêu bị nhiễm bệnh và chết. Còn việc đầu tư làm hệ thống nước tưới tiêu bằng đầu phun, tuy vốn ban đầu nhiều nhưng tiện lợi và hiệu quả rõ rệt. Hiện nay hầu hết hội viên CLB đã đầu tư xây trụ bằng gạch và xây dựng hệ thống tưới phun cho tiêu.

28 hộ trong CLB trồng hơn 5.000 gốc tiêu, trong đó tiêu trồng trụ xây gạch chiếm hơn 2/3, nhiều nhất là hộ anh Lê Văn Phước, anh Lê Văn Chức, với khoảng 600 gốc tiêu/hộ. Thu nhập từ cây tiêu bình quân khoảng 50 triệu đến 100 triệu đồng/hộ/năm. Riêng về cây giống, hội viên đều tìm giống tiêu có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, cho năng suất cao, như giống tiêu Vĩnh Linh, hầu hết các giống tiêu không phù hợp được loại bỏ.

Để giúp hội viên có vốn đầu tư phát triển vườn tiêu, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện lập dự án hỗ trợ vốn cho 10/28 hộ trong CLB với số tiền 200 triệu đồng. Đồng thời, từ kinh phí hỗ trợ của huyện, Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng mô hình sử dụng phân sinh học và hướng dẫn cách phòng bệnh cho cây tiêu, đem lại kết quả khả quan cho 50 hộ trồng tiêu trong huyện, trong đó có một số hội viên CLB trồng tiêu Ân Thạnh.

Những vườn tiêu của hội viên CLB trồng tiêu Ân Thạnh đang phát triển xanh tốt, trổ những chùm hoa trông thật bắt mắt, hứa hẹn một mùa bội thu; cùng với giá cả và đầu ra trên thị trường hiện nay rất ổn định (120-140 ngàn đồng/kg) sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho đời sống của người trồng tiêu ở Ân Thạnh nói riêng, Hoài Ân nói chung ngày một phát triển ổn định hơn.


Có thể bạn quan tâm

Mua, Bán Cây Huỳnh Đàn Người Dân Cần Thận Trọng Mua, Bán Cây Huỳnh Đàn Người Dân Cần Thận Trọng

1 năm trở lại đây, xuất hiện nhiều nhóm người ở các tỉnh phía Bắc vào miền Trung tìm mua cây huỳnh đàn có từ 5 đến 7 năm trở lên với giá hàng chục triệu đồng/cây. Có điều lạ là họ chọn mua cây rất gắt gao, thậm chí cả một huyện chỉ mua một vài cây. Trước khi quyết định mua, họ khoan vào thân cây kiểm tra đường kính, chất lượng lõi. Thực trạng trên khiến nhiều người nghi ngờ, liệu đây có phải chiêu “nhử mồi”, sau đó bán cây giống với giá cao.

14/03/2014
Giá Bưởi Năm Roi Tăng Cao Giá Bưởi Năm Roi Tăng Cao

Với sản lượng đưa ra thị trường khoảng 35.000 tấn bưởi/năm, sau khi trừ các khoản chi phí công chăm sóc, phân bón, thuốc trừ sâu… nông dân có thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt, nhiều hộ canh tác hiệu quả có thu nhập từ 250- 300 triệu đồng/ha/năm.

14/03/2014
Sẽ Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Đăk Đrinh Sẽ Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Đăk Đrinh

Huyện cũng đề nghị hỗ trợ thả 50 vạn giống cá các loại xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản sau này giúp người dân vùng tái định cư thủy điện ở Đăk Nên phát triển “nghề” đánh bắt, nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch bến neo đậu tàu, thuyền và sau này sẽ trở thành bến cá.

14/03/2014
Hơn 10.000 Ha Tôm Thẻ Nuôi Tự Phát Ở Vùng Bắc Quốc Lộ 1A Hơn 10.000 Ha Tôm Thẻ Nuôi Tự Phát Ở Vùng Bắc Quốc Lộ 1A

Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.

14/03/2014
Agribank Tiếp Sức Cho Ngư Dân Bám Biển Agribank Tiếp Sức Cho Ngư Dân Bám Biển

Quá trình đầu tư để phát triển các phương tiện đánh bắt cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá trong những năm qua tại Quảng Trị có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị).

06/10/2014