Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên

Câu Chuyện Làm Giàu Của Một Nông Dân Vùng Biên
Ngày đăng: 09/10/2014

Sinh ra và lớn lên ở huyện Tân Hồng, khởi nghiệp gian nan với số đất ít ỏi trồng lúa ở vùng biên giới nhưng bằng sự năng động, mạnh dạn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang đến thành công cho anh Nguyễn Văn Phụng (SN 1969) ấp Đuôi Tôm, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng.

Anh Nguyễn Văn Phụng là một trong những nông dân điển hình của huyện Tân Hồng thành công với mô hình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò vỗ béo và bò sinh sản. Hiện tại, ngoài sở hữu 1ha đất trồng cỏ nuôi bò, anh còn canh tác trên 15ha trồng lúa cao sản và là chủ nhân một trại bò khoảng 30 con, thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/năm.

Nhớ về những ngày đầu lập nghiệp, anh Phụng chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi trồng lúa, nhưng lúa thường bị rớt giá nên tôi chuyển sang nuôi bò vỗ béo. Vào những tháng mùa nước nổi, cỏ tươi ngoài đồng khan hiếm phải cho bò ăn rơm khô “chữa cháy”.

Vì vậy, năm 2011, tôi quyết định chuyển hẳn 1ha đất canh tác lúa sang trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò vào mùa lũ. Tuy nhiên, với nông dân, quanh năm chỉ bám cây lúa thì việc tôi chuyển 1ha đất trồng lúa sang trồng cỏ nuôi bò là hết sức mạo hiểm. Nhiều người đoán rằng tôi sẽ thất bại, nhưng hơn 3 năm qua tôi đã thành công với việc chuyển đổi này”.

Sau khoảng thời gian chuyển sang nghề nuôi bò vỗ béo, anh Phụng lại bén duyên với ngành nghề mới đó là mua bán bò giống.

Mặc dù, huyện Tân Hồng nổi tiếng với nghề chăn nuôi bò nhưng những năm trước đây, phần lớn nguồn bò giống của địa phương chất lượng thấp, vì vậy không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Xuất phát từ nhu cầu về nguồn bò giống của bà con, anh Phụng đã đi nhiều nơi như Trà Vinh, Tiền Giang, Củ Chi (TP.HCM)... tìm các loại bò giống chất lượng cao về phục vụ cho thị trường.

Sau nhiều năm gắn bó với nghề, anh Phụng chia sẻ: “Nghề này cũng không khó, khi mua bò giống, điều quan trọng nhất là phải chọn con bò có ngoại hình cân đối, xoáy trên thân bò phải đẹp và nằm đúng vị trí. Nhưng điều quan trọng để hạn chế tối đa những thiệt hại do dịch bệnh thì sau khi chọn mua bò giống, tôi thường tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn bò”.

Hiện tại, trại bò giống của anh Phụng đang là địa chỉ tin cậy của vùng. Bên cạnh cung cấp bò giống chất lượng cho địa phương, trại bò giống Ba Phụng còn là điểm đến của nhiều khách hàng ở các huyện lân cận.

Anh Lê Minh Luôn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hộ Cơ cho biết: “Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi bò phát triển mạnh ở huyện Tân Hồng, hiện vấn đề tạo nguồn cỏ ổn định cho đàn bò đang là khó khăn mà nhiều nông hộ phải đối mặt.

Mô hình chuyển đổi cây trồng trên nền đất lúa của anh Phụng đã tạo sức ảnh hưởng và lan tỏa mạnh đối với nhiều nông dân khác trong vùng. Ngoài lao động sản xuất giỏi, anh Phụng còn rất nhiệt tình trong công tác từ thiện xã hội và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với bà con trong vùng”.


Có thể bạn quan tâm

Được mùa ghẹ Được mùa ghẹ

Hơn một tháng nay, tại nhiều vùng quê bãi ngang ven biển, ngư dân làm các nghề giã cào, lưới, đặt rập… khai thác được ghẹ và các loại giáp với số lượng đột biến.

01/06/2015
Sản xuất lúa hè thu chật vật trong nắng nóng Sản xuất lúa hè thu chật vật trong nắng nóng

Những ngày qua, trời tiếp tục nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, bà con nông dân huyện Núi Thành vào vụ sản xuất lúa hè thu với nhiều khó khăn...

01/06/2015
Khai thác hải sản trên biển sản lượng thấp Khai thác hải sản trên biển sản lượng thấp

Sản lượng khai thác hải sản của Quảng Nam trong 2 tháng đầu tiên của vụ sản xuất chính cũng như sản lượng khai thác hải sản từ đầu năm đến nay đều thấp hơn cùng kỳ.

01/06/2015
Ra khơi phải tháo dỡ cabin tàu Ra khơi phải tháo dỡ cabin tàu

Do khổ thông thuyền thấp, cầu Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) vô tình trở thành vật cản, chia cắt luồn lạch di chuyển, khiến tàu thuyền của ngư dân thôn Thạnh Đức 1 không về được đầm Nước Mặn để neo trú. Không chịu “đầu hàng” trước trở ngại, ngư dân nơi đây đã nảy ra sáng kiến làm cabin “hai tầng”, có thể tháo rời tầng trên nhằm dễ dàng hạ độ cao, giúp tàu vượt “gầm cầu” thấp, tiến ra biển lớn.

01/06/2015
Mở hướng phát triển cho quế Trà Bồng Mở hướng phát triển cho quế Trà Bồng

Nhà máy chế biến tinh dầu quế xây dựng tại thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) đi vào hoạt động mỗi năm sử dụng 10.000 tấn cành lá quế, tạo sự an tâm cho người trồng quế về thị trường đầu ra. Đây là “mắt xích” rất quan trọng tạo ra chuỗi khép kín trong quy trình trồng và tiêu thụ quế để cho thương hiệu quế Trà Bồng càng có điều kiện vươn xa.

01/06/2015