Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi

Trong thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: Nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó. Phải chăng đây là hướng đi đúng và sẽ giúp người nuôi tôm vượt qua những điều kiện nuôi khó khăn, nhiều nguy cơ dịch bệnh như hiện nay, nhất là để nuôi tôm công nghiệp (NTCN) bền vững.
Những mô hình nuôi tôm rất có hiệu quả gần đây là nhờ cắt vụ, luân canh hay chuyển vụ, hoặc xen canh, có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng thuốc diệt cá tạp. Tuy đơn giản dễ làm, nhưng trước đây ít được người nuôi tôm chú ý và hay bỏ qua, chỉ vì lợi ích trước mắt từ con tôm. Nhưng hiện nay cho thấy những mô hình nuôi nương theo sinh thái đó hiệu quả vô cùng.
Cụ thể, các loại hình nuôi quảng canh thì thả giống mật độ vừa phải theo mùa vụ thuận, không thả nối và không dùng thuốc diệt cá tạp, mà chỉ dùng các công cụ truyền thống như lưới, lú… bắt tỉa, giữ mật số cá thể cua, cá hợp lý để không ảnh hưởng đến tôm nuôi. Còn nếu NTCN, sau khi nuôi 1 - 2 vụ tôm thì ngừng nuôi, cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hóa một hai vụ hay vài tháng, rồi xử lý cải tạo thật kỹ, hoặc thay đổi đối tượng nuôi, chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt hóa trong suốt một mùa mưa.
Kết hợp nuôi các loại thủy sản có giá trị về mặt kinh tế, môi trường: Cá phi, cá kèo, cá chình, cá chẻm, sò huyết, cua biển… nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh cho tôm, tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo, khôi phục lại hệ vi sinh vật có ích đã bị ức chế trong giai đoạn giữ mặn qua các vụ nuôi. Bởi nuôi tôm liên tục, đặc biệt NTCN sẽ dẫn đến ô nhiễm nhiều mặt ngay trong ao đầm và cả cho nguồn nước, môi trường vùng nuôi.
Để thúc đẩy việc thực hiện cắt vụ, luân canh, xen canh có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng hóa chất diệt cá tạp nhằm đạt được những lợi ích kinh tế, môi trường, thì cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các vùng, người nuôi cắt vụ.
Cắt vụ, luân canh, xen canh nếu thực hiện tốt, nông dân sẽ có thêm thu nhập từ các đối tượng nuôi phụ để giữ ổn định kinh tế hộ và giúp thanh lọc, phục hồi các yếu tố môi trường. Do có thời gian được ngọt hóa hay thay đổi đối tượng nuôi, hệ vi sinh vật gây hại của sinh thái mặn - lợ sẽ bị ức chế, bị tiêu hủy nên khi trở lại nuôi tôm vụ tiếp theo, nguy cơ dịch bệnh sẽ giảm chậm hoặc không có điều kiện phát triển gây nguy hại cho tôm nuôi, dịch bệnh sẽ giảm nhẹ hoặc không xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Giá tôm đang trồi sụt thất thường từ khi có thông tin Mỹ công bố mức thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam. Nông dân lo lắng giá sẽ giảm, doanh nghiệp (DN) thì đứng ngồi không yên trước nguy cơ giảm xuất khẩu sang thị trường này.

Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn lao động huyện Bạch Thông đã và đang tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, “đầu ra” cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đều điêu đứng.

Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á).

Những hộ nuôi cá thác lác cườm cho biết, nhu cầu tiêu thụ chả cá tại các chợ đầu mối tăng mạnh nên giá cá thác lác cườm thương phẩm tăng cao. Hiện, các tiểu thương thu mua cá thác lác cườm cỡ 400 - 500 gram/con, với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg mà cũng không đủ nguồn cung.