Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cát Tiên Đầu Tư Lớn Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Cát Tiên Đầu Tư Lớn Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Ngày đăng: 20/06/2014

Mặc dù là huyện vùng sâu, xa của tỉnh Lâm Đồng, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nhưng chỉ sau hơn 3 năm triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn huyện Cát Tiên đã đạt trên 7 tiêu chí.

Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.

“Trong xây dựng NTM, Cát Tiên luôn phấn đấu thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo để đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn dưới 5%, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dưới 15%. Để đạt được mục tiêu này, huyện xác định phải tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động có trình độ tay nghề cao…” - ông Đẩu nói thêm.

Cụ thể, từ nay đến 2020, Cát Tiên sẽ ổn định vùng chuyên canh lúa với diện tích 4.680ha, trong đó diện tích lúa 3 vụ chiếm khoảng 1.600 - 1.700ha; xây dựng vùng lúa chất lượng cao 1.500ha và vùng sản xuất lúa giống từ 300 - 500ha, đồng thời phát triển nhãn hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” thành thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên”.

Ngoài ra, huyện cũng phấu đấu xây dựng 300 - 400ha rau tại các xã ven sông Đồng Nai; ổn định diện tích bắp 400ha; khôi phục và phát triển diện tích cây dâu tằm khoảng 350ha vào năm 2020… Cũng theo ông Đẩu, đến nay Cát Tiên đã huy động được trên 1.000 tỷ đồng để triển khai các chương trình xây dựng NTM, trong đó vốn nhân dân đóng góp đạt trên 36 tỷ đồng.

Theo rà soát, đến nay huyện đã có 8/11 xã đạt tiêu chí hộ nghèo, 9/11 xã đạt tiêu chí thu nhập; tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn đạt gần 60%; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt trên 25 triệu đồng/người/năm…


Có thể bạn quan tâm

Dốc Dốc "Hầu Bao" Cho Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

23/08/2014
Điểm Tựa Thoát Nghèo Điểm Tựa Thoát Nghèo

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.

04/09/2014
Lại Chuyện Lại Chuyện "Đầu Ra" Cho Cây Giống Cà Phê!

Nếu như năm ngoái, Trung tâm đã bán hết 250 ngàn cây cà phê thực sinh và 100 ngàn cây cà phê ghép, thì cùng thời điểm này năm nay, 300 ngàn cây cà phê thực sinh vẫn còn tồn lại vườn ươm, chưa thể xuất được. Nếu không xuất cây đúng thời điểm, cũng có nghĩa chất lượng cây giống sẽ giảm.

04/09/2014
Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Chú Trọng Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)…

23/08/2014
Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá Đối Mục Lợi Ích Kép Từ Nuôi Cá Đối Mục

Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú. Ở mô hình này, cá đối mục không phải đối tượng nuôi chính song cũng đã cho sản lượng và giá trị tương đối lớn.

25/08/2014