Cấp Giống Miễn Phí Cho Nông Dân Trồng 270 Héc Ta Cà Phê

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) người dân muốn cây giống miễn phí chỉ cần đến đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rồi đến WASI nhận về trồng. Vicofa cho biết, hiệp hội chi ra 2 tỉ đồng cho chương trình nói trên.
Theo ông Vinh, trong hai năm tới sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 héc ta cà phê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại. Do đó, ông Vinh cho rằng, việc Vicofa hỗ trợ giống cà phê chỉ là một sự kích lệ cho người dân còn về lâu dài cần có chính sách cụ thể hỗ trợ người dân khi tái canh cà phê bằng một chương trình tái canh cà phê của chính phủ.
“Sở dĩ WASI là đơn vị duy nhất cung cấp cây cà phê giống cho người dân là trong thời gian qua WASI đạt có những nghiên cứu về tái canh cà phê và cây giống do WASI trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống đạt 90 - 95%”, ông Vinh nói.
Theo tính toán của Vicofa, mỗi héc ta cà phê tái canh mất khoảng 3 năm mới cho trái lại, trong khoảng thời gian này người dân mất đi khoảng 100 - 120 triệu đồng/héc ta, trong đó 60% là chi phí vật chất như giống, phân bón.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian tuột xuống mức thấp, giá nhãn tiêu da bò tại ĐBSCL đã tăng nhẹ trở lại khoảng 1.000-2.000 đồng/kg so với cách nay 2 tuần.

Do mưa nhiều trong những ngày qua, nên khả năng bệnh vàng lá gân xanh (Greening) và vàng lá thối rễ trên cây có múi (nhất là trên cam sành và quýt đường) sẽ phát triển và lây lan sang diện rộng. Ngoài ra, mưa nhiều còn gây ra tình trạng ở những tán cây bị che phủ sẽ thiếu ánh nắng làm ẩm độ trong vườn cao, đây là điều kiện thuận lợi cho sâu đục trái sinh sôi và gây hại trên các vườn bưởi.

Mới đây, Hiệp hội Hồ tiêu thế giới - IPC đề nghị chuyển trụ sở từ Indonesia, quốc gia có lượng hồ tiêu nhiều nhất trước đây, sang Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Nưng đã gắn bó với nghề này gần 20 năm cho biết, vì gia đình không có đất trồng trọt, trước đây vợ chồng bà thường đi làm mướn nhiều việc như cắt lúa, dệt chiếu...

Vào “vương quốc” xoài xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, chúng tôi bất ngờ bởi đâu đâu cũng thấy những vườn xoài đang ra hoa, nối tiếp vườn xoài trái oằn cành. Ở đây, có hàng chục vựa xoài, vựa nào cũng ken đầy cần xé xoài chờ đưa lên xe tải đi tiêu thụ.