Cấp Giống Miễn Phí Cho Nông Dân Trồng 270 Héc Ta Cà Phê

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) người dân muốn cây giống miễn phí chỉ cần đến đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rồi đến WASI nhận về trồng. Vicofa cho biết, hiệp hội chi ra 2 tỉ đồng cho chương trình nói trên.
Theo ông Vinh, trong hai năm tới sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 héc ta cà phê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại. Do đó, ông Vinh cho rằng, việc Vicofa hỗ trợ giống cà phê chỉ là một sự kích lệ cho người dân còn về lâu dài cần có chính sách cụ thể hỗ trợ người dân khi tái canh cà phê bằng một chương trình tái canh cà phê của chính phủ.
“Sở dĩ WASI là đơn vị duy nhất cung cấp cây cà phê giống cho người dân là trong thời gian qua WASI đạt có những nghiên cứu về tái canh cà phê và cây giống do WASI trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống đạt 90 - 95%”, ông Vinh nói.
Theo tính toán của Vicofa, mỗi héc ta cà phê tái canh mất khoảng 3 năm mới cho trái lại, trong khoảng thời gian này người dân mất đi khoảng 100 - 120 triệu đồng/héc ta, trong đó 60% là chi phí vật chất như giống, phân bón.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.

Vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) đã bị khoảng 10 đối tượng từ vùng khác tới hành hung, phá hoại hoa màu trồng trên nương rẫy gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân địa phương.