Cấp Giống Miễn Phí Cho Nông Dân Trồng 270 Héc Ta Cà Phê

Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.
Theo ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) người dân muốn cây giống miễn phí chỉ cần đến đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn rồi đến WASI nhận về trồng. Vicofa cho biết, hiệp hội chi ra 2 tỉ đồng cho chương trình nói trên.
Theo ông Vinh, trong hai năm tới sẽ có khoảng 50.000 - 60.000 héc ta cà phê trên 25 tuổi cần phải tái canh lại. Do đó, ông Vinh cho rằng, việc Vicofa hỗ trợ giống cà phê chỉ là một sự kích lệ cho người dân còn về lâu dài cần có chính sách cụ thể hỗ trợ người dân khi tái canh cà phê bằng một chương trình tái canh cà phê của chính phủ.
“Sở dĩ WASI là đơn vị duy nhất cung cấp cây cà phê giống cho người dân là trong thời gian qua WASI đạt có những nghiên cứu về tái canh cà phê và cây giống do WASI trồng thử nghiệm có tỷ lệ sống đạt 90 - 95%”, ông Vinh nói.
Theo tính toán của Vicofa, mỗi héc ta cà phê tái canh mất khoảng 3 năm mới cho trái lại, trong khoảng thời gian này người dân mất đi khoảng 100 - 120 triệu đồng/héc ta, trong đó 60% là chi phí vật chất như giống, phân bón.
Có thể bạn quan tâm

Tuần qua, nỗi lo Trung Quốc cấm biên, nông sản ứ hàng rớt giá thành đề tài nóng xôn xao các thị trường và làm nhức đầu nông dân các tỉnh, nhất là đồng bằng sông Cửu Long.

Nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, giảm rủi ro, tăng thêm thu nhập, nhiều nông dân ở huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi cá nước ngọt.

Ông Nguyễn Minh Thơ có thâm niên hơn 20 năm nuôi tôm thẻ chân trắng ở thôn Tuần Lễ, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà) cho biết: "Nuôi tôm trải bạt vốn đầu tư ban đầu gấp 3 lần so với nuôi tôm trên ao đất nhưng mang lại lợi nhuận cao, bởi tôm ít bị dịch bệnh và người nuôi có thể thu cả vốn lẫn lời chỉ sau 1 - 2 vụ. Hiện hầu hết bà con nơi đây đã chuyển sang nuôi tôm trải bạt.

Ở Sa Pa hiện nay, số người làm nghề nuôi cá hồi đã lên đến con số vài chục, nhưng người biết nuôi cá và làm cho du khách đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác thì chỉ có Nguyễn Trung Hưng.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2020 cả nước sẽ có 800.000ha cao su nhưng đến hết năm 2012, tổng diện tích cao su cả nước đã là 915.000ha, vượt hơn 100.000 ha (13%).