Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Sinh Học Cho Ngô Biến Đổi Gen

Theo tin từ Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ TN&MT), Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) và NK603 (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam).
Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nêu trên đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ. Các hồ sơ cấp giấy chững nhận cho hai sự kiện biến đổi gen này đã được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học trong tổ chuyên gia, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan và Hội đồng An toàn sinh học với các thành viên đại diện của các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, KH&CN, Y tế, Công Thương và Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Bộ TN&MT yêu cầu tổ chức được cấp Giấy chứng nhận phải tổ chức quản lý, giám sát an toàn sinh học và định kỳ 1 lần/năm báo cáo bằng văn bản về thời gian, địa điểm và diện tích đã phóng thích ngô biến đổi gen gửi tới Bộ.
Đồng thời khi xuất hiện các thông tin khoa học mới về rủi ro, tác động bất lợi hoặc khi xảy ra sự cố đối với môi trường và đa dạng sinh học của ngô biến đổi gen mang sự kiện NK603 và GA21 tại Việt Nam, cần kịp thời báo cáo Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, TP, các đơn vị quản lý có liên quan và khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục các sự cố xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, tình hình đánh bắt thủy sản ngày càng tăng nên nhiều loại thủy sản trở nên cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là loại cá tra bần (hay còn gọi là cá tra nghệ). Để tái tạo lại nguồn lợi thủy sản của loại cá này, đồng thời tạo nguồn cho việc di cư sinh sản trong thiên nhiên, ngày 18-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang phối hợp cùng Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ và Công ty TNHH 1 thành viên Minh Chánh - Phú Tân

Triển vọng về giống khoai tây nguyên chủng được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và gieo trồng theo phương pháp khí canh đang mở ra hướng sản xuất khoai tây thương phẩm giá trị kinh tế cao, đồng thời hứa hẹn phát triển một nền sản xuất nông nghiệp sạch ở Thái Bình.

Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.

Sau thành công từ mô hình nuôi cá vược thương phẩm của ông Hà Quang Minh (xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn, Diễn Châu - Nghệ An), 16 hộ khác trong xã đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư cải tạo ao đầm, mua cá giống về thả. Hiện nay, đàn cá đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công.

Đu đủ đang là đối tượng cây trồng có hiệu quả, góp phần tăng thu quan trọng của nhiều hộ dân ở Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên).