Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Sinh Học Cho Ngô Biến Đổi Gen

Theo tin từ Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ TN&MT), Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) và NK603 (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam).
Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nêu trên đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ. Các hồ sơ cấp giấy chững nhận cho hai sự kiện biến đổi gen này đã được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học trong tổ chuyên gia, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan và Hội đồng An toàn sinh học với các thành viên đại diện của các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, KH&CN, Y tế, Công Thương và Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Bộ TN&MT yêu cầu tổ chức được cấp Giấy chứng nhận phải tổ chức quản lý, giám sát an toàn sinh học và định kỳ 1 lần/năm báo cáo bằng văn bản về thời gian, địa điểm và diện tích đã phóng thích ngô biến đổi gen gửi tới Bộ.
Đồng thời khi xuất hiện các thông tin khoa học mới về rủi ro, tác động bất lợi hoặc khi xảy ra sự cố đối với môi trường và đa dạng sinh học của ngô biến đổi gen mang sự kiện NK603 và GA21 tại Việt Nam, cần kịp thời báo cáo Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, TP, các đơn vị quản lý có liên quan và khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục các sự cố xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.