Cấp Bách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Tra

Ngày 25/11, tại TP Cần Thơ, hội thảo “Đầu tư phát triển thương hiệu: Đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự khác biệt”, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức.
Tại hội thảo, ông Stephen Kreppel, chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc gia Cty tư vấn National Consultancy (Anh) cho rằng: “Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra đã không còn là chuyện riêng của DN, mà đang trở thành vấn đề cấp bách”.
Theo ông Stephen Kreppel, cá tra ở ĐBSCL gần như độc quyền về xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhưng vẫn chưa có thương hiệu. Trong thời gian qua, các DN ở ĐBSCL chỉ tập trung xuất khẩu với số lượng lớn, cạnh tranh nhau về giá, đây là phương thức cạnh tranh tự giết mình.
Do đó, để xây dựng được thương hiệu cho ngành cá tra, cần sự nỗ lực của nhiều phía, trong đó có Chính phủ, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là đi từ chất lượng, hiểu khách hàng, tiếp thị, truyền thông, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, nhất là Việt Nam lại nổi tiếng về ẩm thực, tại sao không kết hợp sản phẩm gia tăng, quảng bá qua kênh này và nhiều kênh khác nữa.
Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/cap-bach-xay-dung-thuong-hieu-ca-tra-post135130.html
Có thể bạn quan tâm

Sau khi có danh sách các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân nuôi chim yến, Phòng Kinh tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp cùng các Phòng Tài nguyên - Môi trường, Quản lý đô thị, Trạm Thú y và UBND các phường lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý đối với ngành nghề này.

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.

Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Ứng trước hơn 1,6 tỷ đồng tiền giống, phân bón để triển khai trên 160 ha lạc giống L14 vụ hè thu tại 6 xã: Hạ Thôn, Thượng Thôn, Hồng Sỹ, Sỹ Hai (Hà Quảng); Thái Học, Triệu Nguyên (Nguyên Bình).