Cấp Bách Xây Dựng Thương Hiệu Cá Tra

Ngày 25/11, tại TP Cần Thơ, hội thảo “Đầu tư phát triển thương hiệu: Đa dạng hóa sản phẩm và tạo sự khác biệt”, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ tổ chức.
Tại hội thảo, ông Stephen Kreppel, chuyên gia xây dựng thương hiệu quốc gia Cty tư vấn National Consultancy (Anh) cho rằng: “Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra đã không còn là chuyện riêng của DN, mà đang trở thành vấn đề cấp bách”.
Theo ông Stephen Kreppel, cá tra ở ĐBSCL gần như độc quyền về xuất khẩu ra thị trường thế giới, nhưng vẫn chưa có thương hiệu. Trong thời gian qua, các DN ở ĐBSCL chỉ tập trung xuất khẩu với số lượng lớn, cạnh tranh nhau về giá, đây là phương thức cạnh tranh tự giết mình.
Do đó, để xây dựng được thương hiệu cho ngành cá tra, cần sự nỗ lực của nhiều phía, trong đó có Chính phủ, nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là đi từ chất lượng, hiểu khách hàng, tiếp thị, truyền thông, củng cố và phát triển hệ thống phân phối, nhất là Việt Nam lại nổi tiếng về ẩm thực, tại sao không kết hợp sản phẩm gia tăng, quảng bá qua kênh này và nhiều kênh khác nữa.
Hiện mặt hàng cá tra đã xuất khẩu sang 150 quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ và EU chiếm gần 40%), giá trị xuất khẩu khoảng 1,8 tỷ USD/năm, trong đó tỷ trọng xuất khẩu cá tra phi lê chiếm khoảng 90%.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/cap-bach-xay-dung-thuong-hieu-ca-tra-post135130.html
Có thể bạn quan tâm

Đó là nông dân Lê Thành Đôn (sinh năm 1970), ngụ ấp Hưng Thạnh, xã Châu Hưng (Bình Đại - Bến Tre). Anh Đôn được tuyên dương, báo cáo điển hình là nông dân sản xuất giỏi năm 2014.

Để kiểm soát và phân biệt được giống sâm Ngọc Linh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng trong sản xuất giống và yêu cầu quản lý nguồn giống sâm Ngọc Linh trên địa bàn, tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu Bộ Y tế) nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh.

Ngày 8/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau - quả hữu cơ tại phường Cự Khối (quận Long Biên).

Thời điểm gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đang đến gần khiến nhiều sản phẩm trong nước đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ những thị trường đầy tiềm năng của khu vực. Sản phẩm mía đường cũng không phải là ngoại lệ. Ý thức được điều đó, từ doanh nghiệp đến bà con nông dân đã và đang có những bước “chuyển mình” để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tính đến nay, đã có 11,29 ha cây đương quy tại các xã Na Hối, Lùng Phình, Tà Chải, Nậm Mòn (Bắc Hà - Lào Cai) bị thiệt hại do nắng hạn và bệnh vi khuẩn thối gốc.