Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra

Theo Ban Kinh tế T.Ư, sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị là yếu tố quyết định, ở đó, không nhất thiết doanh nghiệp phải tự nuôi, mà nông dân nuôi sẽ có lợi hơn, chính các doanh nghiệp cũng thừa nhận điều này. Vấn đề là phải làm sao phân chia hài hòa lợi ích, gắn trách nhiệm người dân với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Ông Lê Vĩnh Tân - Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư nhận định rằng: “Có những thị trường không đòi hỏi công nghệ cao, chỉ cần con cá tra cắt khúc vẫn tiêu thụ được số lượng rất lớn. Nhưng vẫn có những thị trường đòi hỏi công nghệ cao. Do đó, phải làm được khâu “phân khúc thị trường”, phải thâm nhập và tìm hiểu kỹ, xem yêu cầu từng nơi như thế nào để có công nghệ phù hợp, không thể lấy công nghệ chung của con cá tra để xuất khẩu cho toàn bộ gần 150 thị trường trên thế giới”.
Ông Tân cũng đề nghị: Cần xúc tiến việc xây dựng đề án tái cấu trúc ngành cá tra. Theo đó, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là nơi điều kiện đứng ra làm trung gian, phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thành đề án, gửi lên các cơ quan cấp trên. Để làm đề án, phải có sự khảo sát toàn diện về thị trường, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm cá tra phi lê cần tính đến các phụ phẩm.
“Về lâu dài, vấn đề quan trọng là làm sao không phụ thuộc vào 1 hay 2 thị trường nào cả. Các doanh nghiệp không nên tập trung nhiều vào thị trường Trung Quốc mà cần đẩy mạnh vào các thị trường khó tính khác, có đảm bảo việc truy suất nguồn gốc và minh bạch thông tin chất lượng sản phẩm. Trong quá trình đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng đề án thương hiệu ngành cá” – ông Võ Hùng Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam định hướng.
Có thể bạn quan tâm

Điều này đã kích thích nông dân giữ vững và tăng đàn do những lợi ích kinh tế thu lại. Tuy nhiên, việc các công ty sữa đổ vốn lớn vào đầu tư trang trại để phát triển vùng nguyên liệu mới thực sự là cú hích giúp tăng trưởng đàn bò sữa.

Đó là những lý do đầy thuyết phục để gần một năm qua, những hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu mạnh dạn ứng dụng quy trình VietGap trong chăn nuôi bò sữa kể từ khi Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu milk) đủ điều kiện cấp chứng nhận vào tháng 11 - 2013.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.

Theo chân ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Bình, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi bò của anh Thủ tại khu vực Suối Nổ (thôn Bình Lộc 1). Trong trang trại rộng 3 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, anh Thủ đã dành đến 2 ha để trồng cỏ voi và 0,5 ha làm lúa nước.

Nguồn cung sữa bò nguyên liệu trong nước mới đáp ứng 30% nhu cầu. Để đáp ứng, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm sữa (kể cả kem), năm 2013 phải chi 1,2 tỷ USD cho việc nhập khẩu này. Vì vậy, nghề nuôi bò sữa được xem là có đầu ra ổn định ngay tại thị trường trong nước.