Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra

Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra
Ngày đăng: 01/08/2015

Theo Ban Kinh tế T.Ư, sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị là yếu tố quyết định, ở đó, không nhất thiết doanh nghiệp phải tự nuôi, mà nông dân nuôi sẽ có lợi hơn, chính các doanh nghiệp cũng thừa nhận điều này. Vấn đề là phải làm sao phân chia hài hòa lợi ích, gắn trách nhiệm người dân với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Ông Lê Vĩnh Tân - Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư nhận định rằng: “Có những thị trường không đòi hỏi công nghệ cao, chỉ cần con cá tra cắt khúc vẫn tiêu thụ được số lượng rất lớn. Nhưng vẫn có những thị trường đòi hỏi công nghệ cao. Do đó, phải làm được khâu “phân khúc thị trường”, phải thâm nhập và tìm hiểu kỹ, xem yêu cầu từng nơi như thế nào để có công nghệ phù hợp, không thể lấy công nghệ chung của con cá tra để xuất khẩu cho toàn bộ gần 150 thị trường trên thế giới”.

Ông Tân cũng đề nghị: Cần xúc tiến việc xây dựng đề án tái cấu trúc ngành cá tra. Theo đó, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là nơi điều kiện đứng ra làm trung gian, phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thành đề án, gửi lên các cơ quan cấp trên. Để làm đề án, phải có sự khảo sát toàn diện về thị trường, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm cá tra phi lê cần tính đến các phụ phẩm.

“Về lâu dài, vấn đề quan trọng là làm sao không phụ thuộc vào 1 hay 2 thị trường nào cả. Các doanh nghiệp không nên tập trung nhiều vào thị trường Trung Quốc mà cần đẩy mạnh vào các thị trường khó tính khác, có đảm bảo việc truy suất nguồn gốc và minh bạch thông tin chất lượng sản phẩm. Trong quá trình đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng đề án thương hiệu ngành cá” – ông Võ Hùng Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam định hướng.


Có thể bạn quan tâm

Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản

Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.

20/03/2014
Xác Minh Thông Tin Thủy Sản Ở Hà Nội Bị Ô Nhiễm Kim Loại Xác Minh Thông Tin Thủy Sản Ở Hà Nội Bị Ô Nhiễm Kim Loại

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP. Hà Nội khẩn trương xác minh thông tin tình trạng thủy sản trên địa bàn Hà Nội bị ô nhiễm kim loại nặng gây hoang mang trong dư luận xã hội.

20/03/2014
Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế Nhiều Bất Cập Trong Quản Lý Tôm Giống Ở Thừa Thiên Huế

Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.

23/02/2014
Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bất An Với Nạn Phá Lồng Bè Nuôi Cá Đức Phổ (Quảng Ngãi) Bất An Với Nạn Phá Lồng Bè Nuôi Cá

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

20/03/2014
Người Nuôi Tôm Hùm Bước Vào Vụ Mới, Nhiều Nỗi Lo Người Nuôi Tôm Hùm Bước Vào Vụ Mới, Nhiều Nỗi Lo

Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).

20/03/2014