Cấp bách tái cấu trúc ngành cá tra

Theo Ban Kinh tế T.Ư, sản xuất cá tra theo chuỗi giá trị là yếu tố quyết định, ở đó, không nhất thiết doanh nghiệp phải tự nuôi, mà nông dân nuôi sẽ có lợi hơn, chính các doanh nghiệp cũng thừa nhận điều này. Vấn đề là phải làm sao phân chia hài hòa lợi ích, gắn trách nhiệm người dân với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.
Ông Lê Vĩnh Tân - Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư nhận định rằng: “Có những thị trường không đòi hỏi công nghệ cao, chỉ cần con cá tra cắt khúc vẫn tiêu thụ được số lượng rất lớn. Nhưng vẫn có những thị trường đòi hỏi công nghệ cao. Do đó, phải làm được khâu “phân khúc thị trường”, phải thâm nhập và tìm hiểu kỹ, xem yêu cầu từng nơi như thế nào để có công nghệ phù hợp, không thể lấy công nghệ chung của con cá tra để xuất khẩu cho toàn bộ gần 150 thị trường trên thế giới”.
Ông Tân cũng đề nghị: Cần xúc tiến việc xây dựng đề án tái cấu trúc ngành cá tra. Theo đó, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ là nơi điều kiện đứng ra làm trung gian, phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thành đề án, gửi lên các cơ quan cấp trên. Để làm đề án, phải có sự khảo sát toàn diện về thị trường, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngoài sản phẩm cá tra phi lê cần tính đến các phụ phẩm.
“Về lâu dài, vấn đề quan trọng là làm sao không phụ thuộc vào 1 hay 2 thị trường nào cả. Các doanh nghiệp không nên tập trung nhiều vào thị trường Trung Quốc mà cần đẩy mạnh vào các thị trường khó tính khác, có đảm bảo việc truy suất nguồn gốc và minh bạch thông tin chất lượng sản phẩm. Trong quá trình đó, cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xây dựng đề án thương hiệu ngành cá” – ông Võ Hùng Dũng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam định hướng.
Có thể bạn quan tâm

An Thủy (Ba Tri) và Bình Thắng (Bình Đại) được xem là 2 làng nghề thủy sản đặc trưng của Bến Tre. Hàng năm, một lượng lớn sản phẩm thủy sản được sản xuất và bán đi nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, nhưng giá trị kinh tế lại không cao. Một trong những nguyên nhân chính là hầu hết sản phẩm của làng nghề được bán đại trà, không có thương hiệu riêng.

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) xây dựng mô hình nuôi thỏ New Zealand”, tháng 8 năm 2013, Sở KH-CN đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật phát triển mô hình nuôi thỏ cho gia đình chị Đỗ Thị Thảo, ở khu phố 3, thị trấn Nga Sơn (Thánh Hóa).

Theo kế hoạch dự án, đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng từ 4.700 con lên 17.800 con, sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm. Để có kết quả như vậy, không chỉ ở các vùng trọng điểm, các địa phương khác cũng sẽ phát triển mô hình này và huyện Long Phú là vùng rất có tiềm năng.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, trong 82 trang trại chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh có đến 53 trại chăn nuôi gia công; số lượng chăn nuôi theo quy mô trang trại chiếm khoảng 51% (với số lượng trên 1,6 triệu con) trong tổng số đàn gia cầm của tỉnh.

Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.