Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ

Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ
Ngày đăng: 06/06/2012

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.

Do vậy, việc tổ chức nghiên cứu xác định nguyên nhân và xây dựng giải pháp phòng chống dịch bệnh hiện là cấp bách và cần phải được thực hiện quyết liệt để bảo đảm sản xuất phát triển ổn định.

Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Tổng cục Thủy sản nhanh chóng tổng kết các mô hình nuôi tôm thành công, hướng dẫn các giải pháp cấp bách về phòng chống dịch bệnh, phổ biến cho các địa phương triển khai thực hiện.

Cục Thú y nhanh chóng triển khai nhiệm vụ điều tra dịch tễ và xây dựng bản đồ dịch tễ trên tôm nuôi nước lợ; đồng thời chủ trì xây dựng định nghĩa và tiêu chí xác định Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính làm cơ sở hỗ trợ người nuôi tham gia bảo hiểm Nông nghiệp. Cục Thú y cũng là đầu mối hợp tác quốc tế, gửi mẫu phân tích, xét nghiệm ở nước ngoài, mời chuyên gia quốc tế tham gia chương trình phòng chống dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố ven biển cần tăng cường kiểm soát chất lượng giống và các yếu tố đầu vào.

Theo thông tin tổng hợp, riêng ở nhiều tỉnh ĐBSCL, đến thời điểm này, tình trạng tôm chết vẫn đang ở mức nghiêm trọng, chủ yếu liên quan đến bệnh hoại tử gan tụy. Tại Sóc Trăng, đã có trên 4.000 ha tôm, tương đương với trên 20% diện tích tôm đã thả nuôi, bị chết bị bệnh. Sóc Trăng đã 3 - 4 lần ra quyết định tạm ngưng thả tôm trong 1 thời gian, nhưng khi thả lại, tình trạng tôm chết vẫn tiếp tục diễn ra.

Ở tỉnh Trà Vinh, đã có 8.997 ha tôm thiệt hại do bệnh, tương ứng với 38% diện tích đã thả giống. Những vùng nuôi thâm canh ở Trà Vinh có tỷ lệ thiệt hại lên tới 80 - 90%, với khoảng 930 triệu con giống (chiếm khoảng 50% lượng giống đã thả nuôi) đã bị chết…

Có thể bạn quan tâm

Nhộn nhịp vùng mía Nhộn nhịp vùng mía

Hiện trên nhiều cánh đồng mía trong tỉnh, nông dân đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Tại huyện Phụng Hiệp, dạo quanh nhiều tuyến kênh chính và nội đồng, đâu đâu cũng bắt gặp nụ cười phấn khởi của nông dân vì mía trúng mùa, bán được giá và cho nguồn lợi nhuận hấp dẫn.

27/10/2015
Khó đạt sản lượng ép theo kế hoạch Khó đạt sản lượng ép theo kế hoạch

Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về tình hình sản xuất, giá thu mua mía nguyên liệu trong thời gian qua, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết:

27/10/2015
Ngọt thơm hương vị trái bo bo Ngọt thơm hương vị trái bo bo

Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu.

27/10/2015
Tín hiệu vui cho người nuôi tôm Tín hiệu vui cho người nuôi tôm

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

27/10/2015
Xuất khẩu Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu 1 tỷ USD Xuất khẩu Quảng Ngãi hướng đến mục tiêu 1 tỷ USD

Trong 5 năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Quảng Ngãi chịu nhiều tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu.

27/10/2015