Cao thủ nuôi heo

Ông kể, năm 2010 dịch bệnh tai xanh bùng phát dữ dội trên nhiều địa phương cả nước. Trong đó Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề. Các hộ nuôi lỗ nặng. Có hộ nuôi heo không mắc bệnh vẫn lỗ.
Đó là do giá heo tại thời điểm đó giá rất thấp, chỉ khoảng 18.000 - 22.000 đ/kg. Trong khi thức ăn liên tục tăng giá, người nuôi bán heo hơi bị lỗ ít nhất 10.000 đ/kg. Lúc đó có nhiều hộ chăn nuôi, chủ trang trại phải tạm “treo” chuồng và chỉ còn số ít trại nuôi trụ được.
“Thế nhưng bước qua năm 2011 trang trại của tôi trúng to. Số heo thịt còn hơn 300 con trong tổng đàn 750 con heo các loại. Thị trường heo hơi hút hàng mạnh, từ 18.0000 - 22.000 đ/kg tăng vọt lên 60.000 đ/kg. Vào thời điểm đó tôi xuất bán hơn 20 tấn heo thịt, thu được 1,2 tỷ đồng.
Thế rồi trong 3 năm sau, từ tháng 8/2011 đến 2013 giá heo lại giảm còn 34.000 - 36.000 đ/kg. Người nuôi lại gặp khó, vì nuôi không có lời nên một số chủ trang trại giảm đàn, hộ nuôi nhỏ lại gác chuồng.
Vào lúc khó khăn như thế, trang trại của tôi duy trì đàn heo bằng cách thực hành tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi, giảm giá thành đầu vào, thay thế thức ăn hỗn hợp từ 12.000 đ/kg sang loại thức ăn khác do trang trại tự phối trộn theo công thức riêng, giá thành chỉ còn 9.000 đ/kg.
Hằng năm, trang trại heo của ông Đức cung cấp 200 - 300 heo nái giống bố mẹ cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, đồng thời tham gia các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cung ứng heo giống chất lượng cao 600 - 800 con giống/năm. |
Bên cạnh đó quanh trang trại thực hiện tiêu độc sát trùng, không để xảy ra dịch bệnh. Nhờ vậy, nên vào thời điểm đó, dù trong xã dịch tai xanh bùng phát đợt 2, một số trang trại phải tiêu hủy cả đàn, nhưng trại nuôi heo của tôi may mắn thoát hiểm,” ông Đức chia sẻ.
Qua những lần rủi ro, ông Đức dự đoán, sau khi giá giảm thấp thì thị trường sẽ hồi phục trở lại.
Kể từ tháng 6/2013 ông bắt đầu cho tăng đàn heo nái từ 80 con lên 116 con. Quả thật từ tháng 8/2013 giá heo tăng lên, từ 4 triệu lên 5 triệu đ/tạ và dao động trong khoảng 4,5 - 4,7 triệu đ/tạ và suốt 19 tháng qua, chăn nuôi heo có lãi.
Trong năm 2014 trang trại nuôi heo của ông Đức đạt doanh thu 5 tỷ đồng, lợi nhuận trên 30%. Đó là chưa tính tới những nguồn thu khác từ đất lúa thêm 200 triệu đ/năm.
Ông Đức cho biết, sở dĩ làm ăn phát đạt là do chịu khó tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi tiên tiến ở các tỉnh phía Nam và tham gia các lớp học về kỹ năng chăn nuôi của ĐH Cần Thơ và ĐH Nông lâm TP.HCM.
Hiện trang trại đang hoạt động ổn định, với 4 lao động thường xuyên và 4 lao động công nhật. Ông Đức còn hỗ trợ cho 37 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thiếu vốn, bằng cách cung cấp giống trả chậm. Đến khi các hộ xuất bán heo hơi sẽ hoàn trả lại vốn heo giống ban đầu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

Với đồng bào K’Ho dưới chân núi LangBiang này, cây dâu tây còn có một tên gọi khác, giàu ý nghĩa và trìu mến hơn: Cây đổi đời!... Sở dĩ có tên gọi như vậy, bởi chính cây dâu tây đã làm cho diện mạo cuộc sống của đồng bào K’Ho nơi đây thật sự thay da đổi thịt chỉ trong thời gian ngắn.