Cao thủ nuôi heo

Ông kể, năm 2010 dịch bệnh tai xanh bùng phát dữ dội trên nhiều địa phương cả nước. Trong đó Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề. Các hộ nuôi lỗ nặng. Có hộ nuôi heo không mắc bệnh vẫn lỗ.
Đó là do giá heo tại thời điểm đó giá rất thấp, chỉ khoảng 18.000 - 22.000 đ/kg. Trong khi thức ăn liên tục tăng giá, người nuôi bán heo hơi bị lỗ ít nhất 10.000 đ/kg. Lúc đó có nhiều hộ chăn nuôi, chủ trang trại phải tạm “treo” chuồng và chỉ còn số ít trại nuôi trụ được.
“Thế nhưng bước qua năm 2011 trang trại của tôi trúng to. Số heo thịt còn hơn 300 con trong tổng đàn 750 con heo các loại. Thị trường heo hơi hút hàng mạnh, từ 18.0000 - 22.000 đ/kg tăng vọt lên 60.000 đ/kg. Vào thời điểm đó tôi xuất bán hơn 20 tấn heo thịt, thu được 1,2 tỷ đồng.
Thế rồi trong 3 năm sau, từ tháng 8/2011 đến 2013 giá heo lại giảm còn 34.000 - 36.000 đ/kg. Người nuôi lại gặp khó, vì nuôi không có lời nên một số chủ trang trại giảm đàn, hộ nuôi nhỏ lại gác chuồng.
Vào lúc khó khăn như thế, trang trại của tôi duy trì đàn heo bằng cách thực hành tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi, giảm giá thành đầu vào, thay thế thức ăn hỗn hợp từ 12.000 đ/kg sang loại thức ăn khác do trang trại tự phối trộn theo công thức riêng, giá thành chỉ còn 9.000 đ/kg.
Hằng năm, trang trại heo của ông Đức cung cấp 200 - 300 heo nái giống bố mẹ cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, đồng thời tham gia các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cung ứng heo giống chất lượng cao 600 - 800 con giống/năm. |
Bên cạnh đó quanh trang trại thực hiện tiêu độc sát trùng, không để xảy ra dịch bệnh. Nhờ vậy, nên vào thời điểm đó, dù trong xã dịch tai xanh bùng phát đợt 2, một số trang trại phải tiêu hủy cả đàn, nhưng trại nuôi heo của tôi may mắn thoát hiểm,” ông Đức chia sẻ.
Qua những lần rủi ro, ông Đức dự đoán, sau khi giá giảm thấp thì thị trường sẽ hồi phục trở lại.
Kể từ tháng 6/2013 ông bắt đầu cho tăng đàn heo nái từ 80 con lên 116 con. Quả thật từ tháng 8/2013 giá heo tăng lên, từ 4 triệu lên 5 triệu đ/tạ và dao động trong khoảng 4,5 - 4,7 triệu đ/tạ và suốt 19 tháng qua, chăn nuôi heo có lãi.
Trong năm 2014 trang trại nuôi heo của ông Đức đạt doanh thu 5 tỷ đồng, lợi nhuận trên 30%. Đó là chưa tính tới những nguồn thu khác từ đất lúa thêm 200 triệu đ/năm.
Ông Đức cho biết, sở dĩ làm ăn phát đạt là do chịu khó tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi tiên tiến ở các tỉnh phía Nam và tham gia các lớp học về kỹ năng chăn nuôi của ĐH Cần Thơ và ĐH Nông lâm TP.HCM.
Hiện trang trại đang hoạt động ổn định, với 4 lao động thường xuyên và 4 lao động công nhật. Ông Đức còn hỗ trợ cho 37 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thiếu vốn, bằng cách cung cấp giống trả chậm. Đến khi các hộ xuất bán heo hơi sẽ hoàn trả lại vốn heo giống ban đầu.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi vịt là một trong những nghề có lãi nhưng nhiều rủi ro, bất trắc do thường xảy ra dịch bệnh phức tạp trong đó có dịch cúm H5N1. Thế nhưng, hơn 13 năm gắn bó với nghề nuôi vịt, anh Nguyễn Văn Hùng, chủ trại vịt Việt Hưng (ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hoà Thành) vẫn trụ vững với nghề bằng mô hình nuôi vịt theo hướng trang trại khép kín kết hợp nuôi cá.

Sau gần một tháng trời lênh đênh, đón giao thừa trên biển, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên đã tấp nập về bến ngày 24-1 (mùng 2 tết, mang theo “lộc biển” đầu năm: hàng trăm tấn cá ngừ đại dương.

Từ nhiều năm nay, cây su su đã giúp bà con nông dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vươn lên làm giàu ngay trên đất thổ cư của nhà mình.

Niềm đam mê và tinh thần lao động không mệt mỏi đã đưa trung úy Lê Nguyên Ngà (Đơn vị KT 90, Cục Quân khí, Tổng cục Kỹ thuật) trở thành “vua” gà sao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.Ngoài đáp ứng thực phẩm sạch cho đơn vị, trang trại gà sao của anh còn mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.Biến ý tưởng thành hiện thựcMặc dù đã hẹn trước, nhưng cuộc gặp giữa tôi với trung úy Lê Nguyên Ngà vẫn chậm hơn dự kiến gần nửa giờ vì anh bận đi chở bèo về làm thức ăn cho gà. “Mình đầu tắt mặt tối với lũ gà, mệt nhưng mà vui”- anh mào đầu câu chuyện bằng giọng nhỏ nhẹ khi dẫn tôi vào trang trại gà sao.

Đã hơn 2 năm kể từ khi nghề sản xuất và quản lý khai thác nghêu Bến Tre chính thức được Hội đồng bảo tồn biển Quốc tế (Marine Stewardship Council) cấp chứng nhận tiêu chuẩn MSC, trở thành nghề cá đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này