Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28%

Cao su xuất khẩu tiếp tục rớt giá, giảm gần 28%
Ngày đăng: 29/05/2015

Theo Bộ NN&PTNT, điểm đặc biệt cần lưu ý là suốt từ đầu năm đến nay giá XK cao su liên tục sụt giảm. Cụ thể, giá cao su XK bình quân 4 tháng đầu năm chỉ đạt 1.428 USD/tấn, giảm gần 28% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm, chiếm hơn 69 % thị phần.

Tại thị trường trong nước, giá cao su cũng đang diễn biến theo chiều giảm xuống. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm từ 29.800 đ/kg đầu tháng 5 xuống còn 28.800 đ/kg thời điểm hiện nay; cao su SVR10 giảm từ 24.600 đ/kg xuống còn 23.700 đ/kg.

Người dân trồng cao su tại tỉnh Bình Phước đã bắt đầu khai thác mủ trở lại sau một thời gian cây thay lá. Tuy nhiên, giá mủ hiện đang ở mức rất thấp khiến người trồng muốn chặt bỏ cây cao su để trồng cây khác có lợi nhuận cao hơn.

Tại huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, mủ cao su dạng nước chất lượng 35 độ/kg hiện được thu mua với giá 6.400 đ/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái giá mủ ở mức khoảng 9.500 đ/kg.

Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Chánh văn phòng Hiệp hội Cao su Việt Nam: Giá bán cao su liên tục sụt giảm, có nguy cơ bằng hoặc dưới giá thành, nguyên nhân mấu chốt là bởi trên thị trường cao su thế giới cung đã vượt cầu. Dự kiến, hết năm nay và thậm chí cả trong năm 2016, tình hình vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Trong bối cảnh khó khăn triền miên, các DN đã phải tính toán nhiều phương án nhằm cố gắng qua “cơn bĩ cực”, chờ thời điểm giá cao su ổn định. Trong đó, tập trung khai thác, chế biến gỗ cao su cũng là giải pháp hiệu quả.

Bà Hoa đề nghị, khi ngành chế biến gỗ, XK gỗ phát triển tốt nhưng lại thường xuyên thiếu nguyên liệu, phải NK từ nước ngoài nên trong thời gian tới ngành cao su và ngành chế biến, XK gỗ cần “bắt tay” với nhau để giải quyết khó khăn.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết: Dự kiến trong tháng 6 tới, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Hiệp hội Cao su Việt Nam sẽ có buổi làm việc trực tiếp để trao đổi kỹ lưỡng mọi khía cạnh.

Cụ thể, đôi bên sẽ bàn bạc và thống nhất các vấn đề như nội dung phối hợp, cơ chế và nguyên tắc trong quá trình phối hợp… nhằm nhanh chóng cùng vượt khó.


Có thể bạn quan tâm

Cầu Nối Giúp Nhà Nông Làm Giàu Cầu Nối Giúp Nhà Nông Làm Giàu

Năm 2011, Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật (CLB KHKT) xã Song An (thị xã An Khê) được thành lập, trở thành cầu nối trung gian giúp nông dân tiếp cận, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản. Không chỉ vậy, CLB còn là nơi giúp đỡ, hỗ trợ nhà nông về phân bón, thức ăn chăn nuôi trả chậm.

10/09/2014
Mèo Vạc Tích Cực Thu Hoạch Lúa Hè Thu Mèo Vạc Tích Cực Thu Hoạch Lúa Hè Thu

Tát Ngà là một trong những xã có diện tích gieo trồng cao của huyện với 161 ha, thời tiết thuận lợi như hiện nay, nhiều diện tích lúa mùa sớm của xã đã chín rộ, nhân dân đang tích cực thu hoạch. Cùng với các hộ dân khác trong thôn, vụ này gia đình anh Trần Văn Pảo thôn Tát Ngà gieo cấy được trên 30 kg giống.

10/09/2014
HTX Chè Sáng Thu Khắc Phục Khó Khăn, Giữ Gìn Thương Hiệu Chè Shan Tuyết Quảng Ngần HTX Chè Sáng Thu Khắc Phục Khó Khăn, Giữ Gìn Thương Hiệu Chè Shan Tuyết Quảng Ngần

Nằm sâu dưới chân núi trên địa bàn thôn Bản Chang, một trong những thôn, bản xa nhất và khó khăn nhất của xã Quảng Ngần (Vị Xuyên), cơ sở HTX chè xanh Sáng Thu đang nỗ lực xây dựng cho cây chè Quảng Ngần một thương hiệu mang tên chè xanh Shan tuyết Sáng Thu.

10/09/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp “Đòn Bẩy” Thoát Nghèo Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp “Đòn Bẩy” Thoát Nghèo Bền Vững

Tỉnh ta cũng đã thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành NN với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển NN, nông thôn (NT) bền vững cả về KT-XH và môi trường; tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của các sản phẩm NN hàng hóa chủ lực; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT, góp phần giảm nghèo bền vững, gắn với mục tiêu thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM...

10/09/2014
Sản Xuất Vụ Đông 2014 Từ Truyền Thống Đến Hàng Hóa Sản Xuất Vụ Đông 2014 Từ Truyền Thống Đến Hàng Hóa

Sản xuất trong điều kiện khó khăn, nhưng sản phẩm vụ đông bao giờ cũng cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần cây lúa. Xây dựng vụ đông trở thành vụ sản xuất chính, chuyển từng bước tư duy lẫn hình thức sản xuất của người nông dân từ truyền thống sang hàng hóa trên cơ sở nhu cầu thị trường đang là sự lựa chọn của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh…

10/09/2014